Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

Bán đứng nhân dân


01/04/2012

LLDTCNTQ
Lời dẫn: Trong mấy tuần qua, có hai biến cố liên quan đến chủ quyền lãnh thổ VN, gây nhức nhối cho những ai còn thiết tha đến tiền đồ tổ quốc và vận mệnh của dân tộc. Chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài quan điểm dưới đây của LLDTCNTQ, có tựa đề "Bán đứng nhân dân", qua sự trình bày của anh Hải Nguyên

Trong khi thân nhân mỏi mòn ngóng đợi tin tức về số phận 21 ngư phủ Quảng Ngãi bị quân Tàu vây bắt và giam giữ tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, thì vào tuần qua giới chức biên phòng tỉnh Khánh Hòa tình cờ phát giác ra hai tàu hút cát của Trung Quốc đang neo đậu trong vịnh Nha Trang, khi đang tuần tra vùng biển này.

Đây là hai chiếc tàu sắt, có chiều dài hơn 100 thước, bề ngang 20 thước, với động cơ 400 mã lực, tức lớn gấp mấy lần hai chiếc thuyền đánh cá Quảng Ngãi đang bị giam giữ và đòi tiền số chuộc lên đến hơn 11 ngàn Mỹ kim. Điều kỳ dị là hai thuyền trưởng Trung Quốc khai rằng họ đang trên đường di chuyển từ Phú Quốc đến Đà Nẵng thì bị hỏng máy nên phải bỏ neo trong vịnh Nha Trang, thế nhưng giấy tờ tùy thân của họ cho thấy là thông hành được đóng dấu ở cửa ải Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh, và ải Mộc Bài thuộc tỉnh Tây Ninh.

Điều này có nghĩa là một số thủy thủ đã nhập vào VN bằng đường bộ, và bằng cách nào đó đã tụ tập trên hai chiếc tàu này tại một nơi nào đó, có thể là Phú Quốc, Vũng Tàu và thậm chí là tại Nha Trang. Nó chứng tỏ là trong khi người dân Việt, đặc biệt là người Việt ở hải ngoại, bị kiểm soát chặt chẽ khi du hành trên đất nước, nhưng người Hoa có thể đi lại dễ dàng tại Việt Nam bằng một mảnh thông hành được đóng dấu ở đâu đó.

Điều mỉa mai là hai chiếc tàu to lớn như thế lại có thể bỏ neo, mà không hề bị phát giác trong vùng biển Nha Trang, sát với vịnh Cam Ranh, nơi đồn trú chính yếu của lực lượng hải quân cộng sản VN, với những chiến hạm được báo chí lề đảng khoe khoang là hiện đại nhất. Hai chiếc tàu nổi trên mặt nước mà vào vịnh như chốn không người, thì liệu giới hải quân hay biên phòng VN có đủ khả năng phát giác ra những tàu ngầm Trung Cộng hay không?

Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là nhà cầm quyền cộng sản VN sẽ giải quyết vụ xâm phạm trắng trợn này như thế nào, trong khi 21 ngư dân Việt tiếp tục bị quân Trung Cộng ép buộc phải đóng mỗi người 70 ngàn nhân dân tệ, tức hơn 11 ngàn Mỹ kim, mới được trả tự do? Liệu nhà cầm quyền VN có dám đặt điều kiện trao đổi 2 chiếc tàu hút cát, với 9 thủy thủ Trung Cộng, để nhận về 21 ngư dân Quảng Ngãi hay không?

Câu trả lời là giới lãnh đạo VN sẽ không dám làm như thế. Nếu có lời yêu cầu từ nhà cầm quyền Trung Cộng, giới chức VN sẽ lập tức phóng thích hai tàu Trung Quốc ngay lập tức, với lý do cần phải duy trì tình hữu nghị hay "tránh gây thêm căng thẳng về sự tranh chấp ở Biển Đông". Và đó là chủ trương nhất quán của giới lãnh đạo cộng sản VN từ nhiều năm qua. Một chủ trương thần phục, và cúi đầu xưng thần với đế quốc Đại Hán cộng sản, bất chấp những thiệt hại về tài sản hay sinh mạng của giống nòi Tiên Rồng.

Đã đến lúc những ai còn yêu nước thương nòi phải tìm cách thông báo cho các ngư dân miền Trung là họ chớ nên nghe theo lời xúi giục của nhà nước VN để biến thành những "dân quân" trên biển cả, trước họng súng của các chiến hạm Trung Cộng ở quần đảo Hoàng Sa. Hãy nói cho họ biết rằng đừng tin vào các tuyên bố về chủ quyền "thiêng liêng" hay quyết tâm bảo vệ đất nước của giới lãnh đạo cộng sản, vì bọn họ đã âm thầm bán nước. Và chẳng có lực lượng biên phòng nào hay chiến hạm nào của hải quân VN sẽ tuần tra trên biển hay bám sát ngư dân để bảo vệ, nhất là khi Trung Cộng ra lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông vào tháng 5 tới đây.

Điều bi thảm cho dân tộc Việt là Trung Cộng không chỉ xâm chiếm lãnh hải bằng võ lực, mà còn tiến đánh VN bằng đủ thủ đoạn về kinh tế. Trong khi các tàu đánh cá Việt chỉ còn hoạt động quanh quẩn trong bờ thì giới lái buôn Trung Quốc lại tiếp tục tràn sang vơ vét hải sản ở các bến tàu. Bọn chúng sẵn sàng mua mọi thứ, từ thượng vàng đến hạ cám. Hàng loạt công ty chế biến thủy hải sản VN đang điêu đứng vì thiếu nguyên liệu.

Và trong tương lai, nếu các tàu buôn Trung Quốc có chạy thẳng vào các bến cá ở miền Trung để chuyên chở hải sản về nước mà không bị phát giác thì cũng là điều bình thường. Lý do là chỉ cần một cái "lệnh trên" thì quan chức địa phương nào dám cãi hay làm khó dễ?

Mà ở VN hiện nay thì "lệnh trên" chính là quyền uy tối cao. Điển hình như việc một tờ báo đã bỏ thời gian và công sức suốt 3 tháng để tổ chức cuộc gặp mặt của những người lính từng chiến đấu ở Trường Sa. Mọi việc đều diễn ra êm xuôi, nhưng gần đến ngày 14/3, tức ngày họp mặt và là ngày tưởng niệm 64 bộ đội bị quân Trung Cộng tàn sát ở đảo Gạc Ma vào năm 1988, thì có "lệnh trên" là phải hủy bỏ.

Chả ai biết là lệnh này đến từ đâu và đến từ ai, nhưng rõ ràng là số phận dân tộc đã được định đoạt trong tay những quan thái thú nói tiếng Việt, nhưng lại phục vụ cho đất nước Tàu!
 
LLDTCNTQ
http://xuongduongvietkhang.blogspot.com/

http://xuongduong.blogspot.com/

CHỦ NHẬT, NGÀY 01 THÁNG TƯ NĂM 2012


Vì một hòn đá, huyện - xã "động binh"

Không hiểu 2 hòn đá đào được trong vườn có giá trị như thế nào mà 2 cấp chính quyền cùng vào cuộc để cưỡng chế thu hồi, khiến cho hàng trăm người dân chứng kiến rất bức xúc.
Việc làm của UBND huyện Chư Sê có hợp tình, hợp lý?
"Tài sản quốc gia" nên thu hồi?
Sáng 29-3, trong lúc hai vợ chồng ông Lê Hùng Dũng (thôn Ia Sa, xã H'bông, huyện Chư Sê, Gia Lai) đang ở nhà thì thấy đoàn cán bộ huyện gồm ông Phó chủ tịch thường trực và ông Chánh văn phòng UBND huyện dẫn theo lực lượng công an ập vào nhà yêu cầu lập văn bản thu hồi 2 hòn đá đang để trong sân. Thế nhưng vợ chồng ông Dũng không chấp nhận việc chính quyền thu hồi 2 cục đá nhà mình.

Hòn đá vô tri vô giác này không rõ có giá trị như thế nào
Trước sự phản đối quyết liệt của vợ chồng ông Dũng, các vị quan huyện phải yêu cầu lực lượng an ninh xã H'bông hỗ trợ, mục đích là cưỡng chế bằng được 2 hòn đá. Ông Chánh văn phòng UBND huyện Bùi Sỹ Nguyên tiến hành lập biên bản với nội dung gia đình ông Dũng đã tàng trữ tài nguyên, khoáng sản không rõ nguồn gốc và cho rằng đây là tài sản quốc gia nên phải thu hồi (?!)
Trước sức ép quá lớn của lực lượng 2 cấp xã, huyện; vợ chồng ông Dũng hoảng sợ nên xuống giọng năn nỉ xin lại một hòn đá để chơi cảnh. Xét thấy vì công sức của vợ chồng ông Dũng bỏ ra khá nhiều mới đào được 2 hòn đá nên các vị quan huyện có vẻ "xuống thang"…thông cảm. Tuy nhiên, biên bản được lập thu hồi 1 hòn đá chỉ có duy nhất một bản, không trích sao bản thứ 2 để gia đình ông giữ làm bằng chứng. Do vậy, ông Dũng đã không đồng ý ký vào biên bản.

Ông Bùi Sỹ Nguyên 3 lần lập biên bản thu hồi 2 hòn đá nhưng không thành
Với sự chỉ đạo trực tiếp của ông Phó chủ tịch thường trực UBND huyện, ông Chánh văn phòng lại một lần nữa lập biên bản thu hồi cả 2 hòn đá với nội dung cho rằng hai hòn đá này là loại khoáng sản không rõ nguồn gốc. Tuy nhiên, lần này ông Dũng cương quyết phản đối, không ký vào biên bản.
Chỉ khi thấy phóng viên xuất hiện và trước sự phản đối quyết liệt của hàng trăm người dân, việc cưỡng chế, thu hồi 2 hòn đá của 2 cấp chính quyền mới tạm dừng lại, đoàn công tác ra về.
Trao đổi với chúng tôi, ông Dũng cho biết: Gia đình ông có một lô đất với diện tích 7.000m2 tại xã H'bông đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 2009, trong khi đào ao lấy nước tưới cho cây hồ tiêu, ông Dũng phát hiện 2 khối đá lớn có màu sắc đẹp nên thuê xe kéo về để chơi làm cảnh.
Một số người dân chơi đá cho biết, 2 hòn đá của ông thuộc loại đá casidol – loại đá phong thủy đang được giới chuyên chơi đá săn lùng. Tuy nhiên, vì chất liệu đá còn xấu nên trong suốt 3 năm qua, 2 hòn đá vô tri vô giác của ông Dũng để ngay trong sân nhưng không ai hỏi han, kể cả chính quyền các cấp.
Người dân bức xúc
Trao đổi với chúng tôi, hàng trăm người dân chứng kiến cảnh 2 cấp chính quyền cưỡng chế để thu hồi 2 hòn đá của ông Dũng bức xúc cho rằng: chính quyền làm như vậy là sai nguyên tắc, quan liêu, chèn ép dân quá đáng?
Ông Dũng - chủ nhân hai viên đá bộc bạch: "2 hòn đá này, tôi tìm được trong vườn của gia đình tôi. Không biết đó là loại đá gì, giá trị bao nhiêu, đơn giản vì tôi thấy có màu sắc đẹp nên thuê xe chở về chơi cảnh chứ có mua bán gì đâu! Vậy mà chính quyền 2 cấp lại đưa lực lượng đến thu hồi là việc làm không đáng, cần phải xem xét lại"!

Ông Lê Hùng Dũng phản đối quyết liệt về việc làm của huyện
 
Riêng ông Phạm Minh Hùng, Trưởng Công an xã H'bông giải thích về việc tham gia cùng lực lượng của huyện thu hồi 2 hòn đá rằng: "Công an xã làm việc này theo sự chỉ đạo của huyện".
Là Trưởng công an, ông phải chấp hành theo sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND xã. Ông Hùng cũng thừa nhận: "Đá của dân tìm được đã lâu, nên để cho dân sử dụng trưng bày làm cảnh chứ không nên thu. Bởi hiện nay, người dân chơi đá cảnh rất nhiều nên dân tìm được là để cho dân".
Được biết, vào tối 28/3 các cấp chính quyền của huyện này cũng đã tiến hành thu hồi một hòn đá khác của hộ gia đình chị Trần Thị Sắc (42 tuổi) trú cùng thôn Ia Sa. Theo chị Sắc, khi gia đình chị đào ao lấy nước tưới hồ tiêu ở khu vườn kế bên vườn nhà ông Dũng thì phát hiện hòn đá cũng gần giống 2 hòn đá nói trên.

Ông Phó chủ tịch thường trực huyện Chư Sê (áo xanh đậm bên trái) dẫn quân đi thu hồi 2 cục đá
Vì thấy hòn đá đẹp nên gia đình đã thuê xe chở về và bị chính quyền huyện tịch thu, đưa về trụ sở UBND huyện. Tuy đã chấp hành, nhưng chị Sắc bức xúc cho rằng, khi đào ao gặp đá, nếu không lấy đá lên thì không thể đào được ao. Và khi đưa được viên đá về nhà, chị đã tốn rất nhiều tiền thuê xe đào, chở… nhưng rồi mất cả đá lẫn tiền.
Vài năm trở lại đây, địa bàn tỉnh Gia Lai đang rộ lên phong trào chơi đá cảnh, đá phong thủy. Xã H'bông là địa bàn được có nhiều đá phong thủy nên giới chơi đá thường về đây để tìm mua. Người dân trong vùng cũng thường xuyên đi đào bới, tìm đá đem về bán, thậm chí có những cơ sở chuyên thu gom đá về để chế tác buôn bán… Tuy nhiên việc này vẫn chưa thấy các cấp chính quyền ngăn cấm.

Tuy giá trị của những viên đá này người dân vẫn chưa rõ, nhưng việc thu hồi của các cấp chính quyền cũng cần có những biện pháp hợp tình, hợp lý hơn!

http://xuongduongvietkhang.blogspot.com/

http://xuongduong.blogspot.com/

Thơ: Quê Mình Đâu Hở Ngoại ?


Ngoại ơi Ngoại, quê mình đâu hở Ngoại,
Mà đêm ngày Ngoại khắc khoải nhớ thương,
Ai cũng có quê hương,
Sao Ngoại vẫn mãi tha phương mòn mỏi ?

Nghe lời con hỏi,
Ngoại nghẹn lời biết nói gì đây,
Lòng lâu rồi vẫn trăn trở loay hoay,
Quê hương cũ biết còn hay đã mất.

Ngoại sẽ nói với con về mảnh đất,
Chốn xưa kia luôn chất ngất tình người,
Nhưng đớn đau, sau một cuộc đổi đời,
Đã bất hạnh tan tành nơi tay giặc.
Từ ngày đó, máu xương cùng nước mắt,
Của dân mình tràn đổ khắp non sông,
Do bàn tay lũ bạo ngược tanh lòng,
Vẫn mang tiếng là chung dòng giống Việt.

Dưới gông cùm khắc nghiệt,
Dân một đời khốn khổ biết kêu ai,
Trời quay đầu, thần thánh cũng che tai,
Đành chới với giữa đêm dài giông bão.

Người vắt từng giọt máu,
Đổi chén cháo nuôi nhau.
Tấm thân tàn, rủi gặp cảnh ốm đau,
Nhà thương đấy, nhưng tiền đâu lo lót ?

Cả tôn giáo cũng chịu phần chua xót,
Chẳng mấy khi được sống sót yên lành.
Chúng lại bày trò giáo hội quốc doanh,
Biến lắm kẻ tu hành thành con rối.

Giới thống trị, toàn một bầy nói dối,
Chúng rêu rao, la lối để bên ngoài,
Tưởng lầm rằng đây chính cảnh Bồng lai,
Đến du lịch, chúng liền tay hốt bạc.

Chúng xem mạng dân lành như cỏ rác,
Và chỉ vì muốn chiếm đoạt đất đai,
Chúng giết người, hoặc đàn áp thẳng tay,
Nghĩa địa cũng bị cày lên lấp bỏ.

Dân chỉ được quyền sống như sâu bọ,
Luật pháp là cán bộ với công an.
Người chỉ cần dăm câu hát thở than,
Liền gánh chịu trăm ngàn điều khắc bạc.

Với dân Việt, chúng vô cùng tàn ác,
Trước bọn Tàu, lại hèn nhát vô song,
Đã cúi đầu dâng các đảo biển Đông,
Lại bỏ ngỏ non sông cho giặc Bắc.

Người yêu nước không đành tâm để mặc,
Phản đối trò nhượng cắt đất quê hương,
Bị côn đồ giả dạng đánh trọng thương,
Thân rải rác khắp đoạn đường nghiệt ngã.

Khi Tàu Cộng bắt người trên biển cả,
Khi ngoại nhân hành hạ đánh dân mình,
Lũ cầm quyền vẫn ngậm miệng làm thinh,
Nhởn nhơ giữa Ba Đình, không biết nhục.

Đất nước thành địa ngục,
Nơi giam cầm tám chục triệu tù nhân.
Mấy ai được yên thân,
Dưới họng súng của đạo quân tàn ngược.

Mảnh đất đó, làm sao còn gọi được
Là quê hương đích thực của toàn dân,
Khi bạo quyền chỉ vâng lệnh ngoại nhân,
Chủ quyền nước đã nằm trong tay địch.

- Ngoại ơi Ngoại, sao không về du lịch,
Con thấy người ta lịch kịch suốt ngày,
Lưng lận tiền, máy ảnh bấm chồn tay,
Sáng trưa tối, từng chuyến bay đều đặn ?

- Ngoại nghe hỏi, lòng già thêm cay đắng,
Nhìn những người xưa may mắn thoát ra,
Vừa ấm cật phì gia,
Vội áo gấm khắp quê nhà vung vít.

Từng đoàn rộn rịp,
Nhất là dịp Xuân về,
Vui đùa, hưởng thụ thỏa thuê,
Tâm bình thản, khắp quê nhà vênh váo.

Họ chỉ thấy màu hồng qua xác pháo,
Mà không hề thấy màu máu của dân,
Bao năm qua, dưới nanh vuốt hung thần,
Đang từng phút thay dần màu lệ nóng.

Họ chỉ thấy cảnh nhà cao cửa rộng,
Cùng phố phường sang trọng mọc tràn lan,
Mà không nghe xe ủi đất rộn ràng,
Đang cày nát nghĩa trang đồng đội cũ.

Họ chỉ thấy con nhà giàu từng lũ,
Tay ôm tiền cả bó đốt thâu đêm,
Chẳng hề hay suốt khắp cả ba miền,
Trẻ đói rách, toàn trên xương dưới xẩu.

Họ chỉ thấy minh tinh cùng hoa hậu,
Đầy nữ trang, trên sân khấu nói cười,
Nào có hay ngay dưới ánh mặt trời,
Thân gái Việt đang chờ người ngã giá.

Họ chỉ thấy những hội trường sang cả,
Trên giảng tòa, lời dối trá oang oang,
Đâu biết rằng nơi trại cấm rừng hoang,
Tiếng đòi hỏi nhân quyền đang chết nghẹn.

Họ chỉ thấy đám "Việt kiều" chè chén,
Mà quên đi người chiến hữu tật nguyền,
Đứng bên đường, tập vé số còn nguyên,
Đôi mắt trũng miên miên ngàn tủi hận.

Họ chỉ thấy ngọc ngà cùng son phấn,
Khi đổ tiền mua lấy trận vui chơi.
Có hay chăng sau ánh mắt tươi cười,
Là máu lệ của một đời son trẻ.

Họ chỉ thấy ngôi nhà thờ tráng lệ,
Mà không nhìn tượng Đức Mẹ sầu đau,
Hay đến xem cây Thánh giá Cồn Dầu,
Bị chúng đập từ lâu thành trăm mảnh.

Có những kẻ về quay phim chụp ảnh,
Chợt thấy mình sao "hạnh phúc ấm no",
Lầm tưởng rằng đất nước cũng tự do,
Bừa nhắm mắt tuyên truyền cho chế độ.

Ai cũng viện đủ lý do này nọ,
Trở về quê, đi khắp ngõ dông dài,
Để ăn chơi, kiếm danh lợi tiền tài,
Nhãn "từ thiện" phết thật dày trên trán.

Xưa trốn nhủi, tìm đường đi tị nạn,
Giờ "vinh quy", đánh bạn với yêu tinh,
Thì chính mình đang làm hại dân mình,
Trách chi được "đồng minh" xưa ngoảnh mặt.

Sao lại nỡ đem đồng tiền nước mắt,
Ngầm tiếp tay cho lũ giặc hung tàn,
Giúp chúng thành bầy "thái thú" gian tham,
Tuân lệnh chủ về giết oan đồng loại ?

- Làm sao biết rõ ràng đây hở Ngoại,
Quê hương mình giờ ở tại nơi đâu,
Khi đất đai sắp mất hết cho Tàu,
Nếp sống Việt đã đậm màu nô lệ ?

- Con yêu dấu, càng nghe về đất mẹ,
Càng thêm buồn, nhưng biết kể cùng ai.
Tội nghiệp cho những thế hệ ngày mai,
Bị xiềng xích nước ngoài luôn trói buộc.

Ngoại chỉ sợ thêm một lần Bắc thuộc,
Thì ngày về quang phục sẽ còn lâu,
Dân tộc ta mãi tủi nhục cúi đầu,
Kính cẩn gọi giặc Tàu bằng "Trung Quốc"!

Đêm đất khách đã thưa dần ánh đuốc,
Người quên thề, về lũ lượt ăn chơi.
Có phải chăng vì nghiệt ngã cơ trời,
Mà dân Việt phải ngàn đời ôm hận.

Ngoại chỉ biết giờ đây thầm chấp nhận,
Nơi nao còn hơi ấm lá Cờ Vàng,
Và lời thề phục quốc vẫn còn vang,
Thì đất nước giang san mình ở đó.

Mùa Quốc Hận, lệ buồn ai có nhỏ,
Khóc giùm cho miền đất khổ xa xôi,
Hay lòng đà theo chiều gió thổi xuôi,
Mặc năm tháng cuốn trôi lời ước cũ. 

Trn Văn Lương
Cali, đu Mùa Quc Hn 2012

http://diendanctm.blogspot.ca/2012/03/tho-que-minh-au-ho-ngoai.html

http://xuongduong.blogspot.com/

http://xuongduongvietkhang.blogspot.com/

CÔ BÙI THỊ THÀNH ĐANG CẤP CỨU

 Nhận tin khẩn, lúc khoảng 10h sáng nay, 31/3/2012 tôi đến thăm chấp sự HT. Chuồng Bò, cô giáo Bùi Thị Thành bị tai nạn giao thông, cấp cứu ở BV Thống Nhất, Đồng Nai. Cô Thành lái xe Honda chở cô Mai đi thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu để thăm nhà bạn là cô Lê Thị Kim Thu, dân oan. 
Vùng này thuộc chiến khu D xưa, nay là khu hồ thủy điện Trị An. Đi đến khúc cua gần sông Mây, cô bị xe ô tô cùng chiều ép ngã, rồi xe ô tô chạy luôn. Cô Thành và cô Mai bị thương, cô Thành nặng hơn. Lúc tôi tới BV, cô Thành còn nhận ra tôi, nhưng sau đó ói mửa. Nhân viên y tế đang chăm sóc. Tôi chụp ảnh, mới biết ở đây cấm và bị bắt, nhưng Chúa ra tay che chở nên về an toàn.

Vậy tôi kính nhờ các cơ quan truyền thông loan tin với mong ước mọi người xa, gần cầu nguyện cho cô Bùi Thị Thành. 

Xin được nói rõ thêm, cô Thành gần đây được an ninh chăm sóc rất cẩn thận, chốt canh mới giải giáp hôm thứ tư tuần này, vì cô thường đi đòi nhà đất và thăm viếng con cái Chúa gặp nạn.

Hình tôi chụp cô Thành lúc 10h sáng nay tại BV Thống Nhất, Đồng nai. Hiện chị em đang lo xe chuyển cô lên chợ Rẫy, vì bị thương rất nặng. 

Nguyện Đức Chúa  Jesus Christ chữa lành cho cô Thành, cô Mai và xin Chúa cũng ban phước lành cho anh tài xế tông xe cô Thành nhận biết sự yêu thương, tha thứ của Chúa.

TÔN VINH ĐỨC CHÚA TRỜI 

Saigon, lúc 13h 09 ngày 31/3/2012

Mục sư Thân Văn Trường 

http://hientinhvn.blogspot.com/2012/03/co-bui-thi-thanh-ang-cap-cuu.html#more


http://xuongduong.blogspot.com/

http://xuongduongvietkhang.blogspot.com/

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

Con cháu Hùng Vương cùng Xuống Đường

1/ Ngày thứ nhất, 31.3.2012 ( thứ bẩy nhằm ngày 10.3 ÂL )
Trước là Hiệp Thông với anh hùng Phêrô Đoàn Văn Vươn, giáo xứ Súy Nẻo, giáo phận Hải Phòng
Sau là Tập hợp khiếu kiện.
Thông báo cùng nhân dân cả nước, tập hợp dân bị cướp đất, cướp nhà …
Miền bắc tại UBND Tp.Hà nội. (Địa chỉ: Số 79 Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Tp.Hà Nội)
Miền nam tại UBND Tp.HCM ( Địa chỉ: 86 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận1, Tp.HCM ) Mỗi người đem theo: tờ đơn khiếu nại hoàn cảnh mình, có thể phóng ảnh nhiều bản, một cây đèn cầy để đốt tờ đơn
nơi khiếu kiện . 2/ Ngày hai, 01.4.2012 ( chủ nhật nhằm ngày 11.3 ÂL )
Bênh vực ngư dân HS-TS bị " 3 Tàu Kẻ Lạ" ức hiếp + Bà con mình ai có lòng yêu nước, nhất là các bạn SV-HS, nhân sỹ trí thức, cùng xuống đường bênh vực ngư dân
mình bị " 3 con tàu " của " kẻ lạ " vì các vị lãnh đạo đương chức VN " sợ phạm húy không dám lộ danh tính " của
những tên cướp biển đông: cướp bóc tàu, bắt cóc người tống tiền đòi tiền chuộc.
+ Tuần hành từ nơi tụ họp khiếu kiện tới sứ quán " kẻ lạ ":
- Tại Hà Nội:
Từ UBND Tp. HN tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam: Địa chỉ: 46 Hoàng Diệu, Hà Nội, Việt Nam.
- Tại Tp. HCM:
Từ UBND Tp. HCM tới Tổng Lãnh sự quán TQ tại Tp. HCM
Địa chỉ: 39 Nguyễn Thị Minh Khai , Tp. HCM
Trên đường đi sử dụng theo các biểu ngữ liên quan tới HS – TS là của VN. 3/ Ngày ba, 02.4.2012 ( thứ hai nghỉ bù nhằm ngày 12.3 ÂL )
Đốt cà-vẹt xe bị cháy vì đổ " Xăng độc quyền " http://chauxuannguyen.wordpress.com/2012/03/03/con-chau-hung-v%C6%B0%C6%A1ng-cung-xu%E1%BB%91ng-
d%C6%B0%E1%BB%9Dng/

http://xuongduong.blogspot.com/

http://xuongduongvietkhang.blogspot.com/

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

Chuyện bi hài ở làng… “giặt rác”!


ÔI ! TRÁCH NHIỆM và TRÁCH NHIỆM


Có lẽ từ khi loài người biết vứt rác rưởi ra đường, thì thế gian đã có người đi nhặt rác, có khi nhặt thứ người ta vứt bỏ về để ăn mà sống làm người. Chuyện buồn đó không còn khiến mấy ai ngạc nhiên nữa. Tuy nhiên, việc cả một khu dân cư rộng lớn của thủ đô Hà Nội (xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ) có quá nhiều bà con sống bằng nghề… "giặt rác" thì đúng là "rách trời rơi xuống".

Từ tang tảng sáng đến rim rỉm tối, bà con túa đi bãi rác thiên hạ, bới qua giòi bọ, xác động vật để tìm nhặt nylon, bao tải xú uế về làng rồi giặt giũ, phơi rợp xóm thôn, phủ sặc sỡ quốc lộ 32, sau đó đóng gói đem bán.
Rác tràn ngập quốc lộ 32, đầu độc môi trường và gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông. Ảnh: Đ.D.H
"Chúng tôi bị lãnh đạo thành phố "mắng" oan"!

Họ mưu sinh cách ấy, thì vẫn được xem là lương thiện và đáng cảm thông. Chỉ có điều, với thu nhập vài chục nghìn đồng một ngày lao động cật lực, chung sống với môi trường cực kỳ độc hại, bẩn thỉu, lại thêm thảm họa môi trường mà cái nghề "giặt rác" rước về cho đông đảo bà con và cả cộng đồng... - có thể thấy: Sự "đánh đổi" này quá nhẫn tâm.

Trong vòng 4 - 5 năm qua, bất kỳ ai đi qua khúc quốc lộ 32 dài dằng dặc chạy dọc xã Phụng Thượng ấy cũng phải sửng sốt. Bởi nylon đủ màu xanh đỏ tím vàng rải kín hai bên đường, phủ kín cả sân vận động, đường quê và bờ ruộng, trùm lút cả bãi rác xây quy mô của địa phương, bao bọc xú uế kinh hoàng quanh tấm panô tô vẽ màu mè to bằng 4 cái chiếu đôi "Gìn giữ môi trường", rồi "Tích cực xây dựng quê hương xanh - sạch - đẹp". Mấy khu xây dựng nhà máy xí nghiệp đã giải tỏa mặt bằng và có cổng bảo vệ hẳn hoi, cũng được bà con tận dụng để phơi rác nylon thối khắm. Rác lấn hết quốc lộ, tai nạn xảy ra liên tiếp. Các máy "giặt rác" hoạt động ầm ầm, bùn nước thối kinh hoàng xả xuống kênh Tây Ninh vốn trước trong trẻo, bao năm giúp huyện Phúc Thọ thoát được nước lũ ra sông Đáy.

Một vùng quê tràn ngập rác theo đúng nghĩa đen. Đến mức, ông Nguyên - Chủ tịch UBND xã Phụng Thượng - gặp chúng tôi chỉ biết thở dài: "Rác nhiều đến mức, lãnh đạo thành phố Hà Nội "kinh lý" qua đoạn quốc lộ 32 quê tôi, họ sợ quá, tá hỏa gọi điện về uỷ ban huyện "phê phán" rằng: Sao huyện và xã để địa bàn "bẩn thỉu" đến mức khó tin như vậy. Rác tràn ngập nhiều hơn cả ở... bãi rác. Cả thế giới người ta đang tìm mọi cách đưa nylon ra khỏi cuộc sống, sao mình để dân lút trong nylon đến thế?". Vị chủ tịch xã gãi đầu gãi tai: "Chúng tôi thu gom rác chuyên nghiệp lắm, xây cả nhà kiên cố chứa rác trước khi xe của Nhà nước đến thu gom. 13 cụm dân cư là 13 đội thu gom rác. Cái mà thành phố tưởng là rác chúng tôi thải ra kia, chẳng qua là nylon bà con đi nhặt về rồi giặt giũ, phơi phóng, đóng gói để chờ tư thương đến mua".
Cảnh "giặt rác" nylon ở Phụng Thượng
Sau khi bị "trách móc", Phụng Thượng đã ra quân vận động bà con bỏ nghề độc hại tổn thọ mà thu nhập còm nhom kia đi. Bà con không nghe. Xã gọi loa thông báo, tuyên truyền cật lực. 

Trước Tết Nguyên đán vừa rồi, có mấy hộ để rác rưởi trên ôtô còn bị... tạm thu cả xe, thu gom cả rác "thương phẩm" đem đi tiêu huỷ ở bãi rác "nhà nước" trên khu vực thị xã Sơn Tây. Xót tiền của công sức của hàng xóm láng giềng lắm, nhưng phải "xử" một vụ để làm gương. Đảng uỷ, chính quyền xã đều báo cáo với chúng tôi như vậy. Song những gì hiện giờ vẫn còn nhìn thấy ở Phụng Thượng thì... thật đáng sợ.

Thậm chí chúng tôi chỉ có ý định tham quan một cỗ máy "giặt rác" chạy đinh tai nhức óc, xả nước bùn sền sệt đen kịt xuống kênh Tây Ninh, thì một nhóm người ở ngay đầu chiếc cầu bêtông duy nhất của địa bàn Phụng Thượng nằm trên quốc lộ 32... đã xông ra. Họ túm ngực một phóng viên đòi đánh. Họ chửi bới thậm tệ. Họ chỉ vào lan can cầu bêtông có dòng chữ mà mỗi chữ to gần bằng cái vành xe đạp: "Gia tộc côn đồ"! 


Không biết vô tình ai đó viết lên đó, hay đó cũng là sự "ghi nhận đẳng cấp" cho đám thợ "giặt rác" đầu gấu vừa định hành hung nhà báo? Hay đó là sự thách thức của gia chủ? Chính quyền xã Phụng Thượng tỏ ra không bất ngờ khi nghe chúng tôi kể lại chuyện "gấu mèo gấu biển" kia.
Bởi, với người "giặt rác", thì ai kiểm tra, ai chụp ảnh hay hỏi han cái gì cũng đều dễ dàng đẩy họ vào nguy cơ mất nghề, mất miếng cơm manh áo. Đơn giản là xã đã ra quân chấn chỉnh tình trạng đầu độc môi trường kia nhiều lần mà chưa hiệu quả. Những lao công "giặt rác" ướt nhách, ở trần, chân đất, tay trần, cứ thế bốc nylon đen đúa bùn đất giòi bọ thả vào máy giặt ào ào. Ngần nào bẩn thỉu thì tống cả ngần ấy ra kênh. Giặt xong, họ cõng rác lên xe cải tiến, rải ra quốc lộ. Rác thành phẩm (sau khi giặt sạch, phơi khô, đóng bao tải) bán được 3.000 đồng/kg, xe tải từ mạn Hưng Yên lên "ăn hàng". Không khô, không sạch không mua. Họ mua về tái chế đồ nhựa dân dụng. Nghe nói sản xuất thứ đó rất lãi.

Nghề kinh dị!
Nghe nói, trước kia các "ông bà chủ" ở Hưng Yên có đẩy nghề "giặt rác" sang Bắc Ninh khiến các dòng sông và con kênh xứ Bắc bị nhuộm đen. Sau đó, người Kinh Bắc sớm nhận ra sự khốc hại của cái nghề tàn sát sức khỏe và môi trường kiểu "đổi sự sống lấy miếng ăn" này. Không "miền quê" nào chịu trở thành công xưởng nhặt và "giặt rác" cho đám con buôn. Thế rồi vòng vèo thế nào đó, nghề "giặt rác" thịnh phát ở Phụng Thượng.

Ông Dương Văn Thiết - một cán bộ thôn ở Phụng Thượng - nhẩm tính: Riêng thôn ông có 200 hộ, thì có tới hơn 50 gia đình đi làm nghề nhặt rác và "giặt rác". Xã nhà có hơn 13.000 dân, lực lượng "giặt rác" không hề nhỏ. Họ đi khắp nơi kiếm rác về, chất đống ở thôn, với giòi bọ, thối bẩn, độc hại, có khi để cả tuần trước khi được giặt. Thôn Đông có 3 cái máy "giặt rác" như "quỷ sứ" gào thét, gây bệnh tật cho con người và ô nhiễm cho môi trường. Nếu mỗi người một ngày nhặt được 30kg bao dứa và nylon về thôn, thì "góc quê hương" của ông Thiết đã có tới 1,5 tấn rác/ngày. Cả xã hơn 1,3 vạn dân, với tỉ lệ người "hành nghề" không nhỏ, thì con số thật khủng khiếp. Bằng mắt thường cũng có thể thấy kênh Tây Ninh bị đầu độc từng giờ từng phút. Sự thật là xã Phụng Thượng chưa phạt một trường hợp nào do vi phạm môi trường kiểu này. Mà giả dụ có phạt "kịch trần" thì cũng không đến 2 triệu đồng/vụ, không đủ sức răn đe. Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Phúc Thọ thì cho biết: Sẽ làm và sẽ làm; dự kiến có thể và có thể... Bức xúc này cũng được bà con phản ánh nhiều trong các kỳ họp hội đồng nhân dân.

Ông Thiết không ngần ngại tỏ ra... lảng tránh nhà báo. Lý do là bao nhiêu "kế hoạch chấn chỉnh" đã làm ông chán nản rồi. Đảng uỷ, chính quyền xã thì kêu là rất khó để ra tay hiệu quả. 

Trong khi đó, việc đầu độc môi trường lại gây ra những hậu quả rõ rệt. Kênh Tây Ninh bị bùn đất, nylon, bao tải bồi lấp, nước không thể thoát, gây lụt úng, năm vừa qua bà con bị "giặc nước" cướp mất trắng mùa vàng trên mấy chục hécta lúa. Thế là chị em lao động dôi dư, mùa giáp hạt "thóc cao gạo kém" lại đổ xô đi nhặt rác về kênh quê mình giặt, rồi phơi khắp ruộng đồng thôn xóm đường sá quê mình. Với tình trạng ô nhiễm hiện nay, chắc chắn mực nước ngầm của khu vực sẽ bị nhiễm bẩn trầm trọng. Người trực tiếp làm nghề "kinh dị" và cả cộng đồng dân cư chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe cả trước mắt và lâu dài.

Ruộng đất ít, mùa màng thất thu, không có nghề phụ, bà con đổ đi nhặt rác về giặt là không có gì khó hiểu. Một công nhân môi trường đô thị của thôn Đông, xã Phụng Thượng xót xa: "Tôi cũng làm nghề thu gom rác ở xã, nhưng việc của tôi sạch gấp nghìn lần chị em đi "giặt rác". 

Họ trực tiếp leo lên các bãi rác ở xa lắm. Bãi gần thì bới hết nylon và bao dứa từ lâu rồi. Họ vạch giòi bọ, xác động vật và xú uế lên để tìm rác. Tay trần, chân đi dép, về nhà cũng cứ thế giặt. Nước bẩn nó rỉ ra, bốc lên, thối như xác động vật chết rữa ấy, nhà báo ạ". Nói xong chị đẩy xe rác, bịt mặt, ngậm ngùi đi khuất.
Nhóm nhặt rác, "giặt rác" nữ trở về sau một ngày "bội thu" túi nylon bẩn thỉu rất e dè khi tâm sự với chúng tôi. Có người bật khóc, đầy mặc cảm: "Nếu mà lên báo thì con cái tôi biết, nó xấu hổ chết chú ạ. Bần cùng mới phải làm cái nghề này, chứ không lẽ ngồi nhà chết đói à? Chúng tôi đi, cả vợ lẫn chồng đều đi. Ba giờ sáng đã ra khỏi nhà đi đến khắp các bãi rác thiên hạ. Nó bẩn thỉu độc hại hết cỡ. Nhưng nghèo khó thế này, nếu có tiền mua đồ bảo hộ lao động thì chúng tôi lại chả đi "giặt rác"! Ngồi trong bãi rác nó thối um lên. Kiếm được đồng tiền thời buổi này nhục lắm, gạt giòi bọ, gạt xương trâu xương bò, lợn chết, chó chết ra mà tìm nylon, tìm bao tải dứa...".
Bà con trả lời câu hỏi của nhà báo về việc mua sắm dụng cụ bảo hộ, khiến chúng tôi phải thấy xấu hổ. Còn Chủ tịch UBND xã Phụng Thượng thì cám cảnh: Đang nghèo như thế, bỗng dưng có cái nghề kiếm vài chục đến gần trăm nghìn đồng/ngày, có gì bà con chả ham. Bỏ được nghề này không dễ đâu. Nhìn con đường sặc sỡ sắc màu của rác thải nylon đang bốc lên ngùn ngụt xú khí, ngẫm về tương lai của vùng đất đang bị nghề "giặt rác" tác yêu tác quái..., khó ai tránh khỏi cảm giác xót xa. Sao cuộc đời lại sinh ra cái nghề đi gạt giòi bọ và xác động vật chết để rước rác về nhà? Sao cái nghề "rách trời rơi xuống" ấy lại bị cơ quan chức năng quản lý một cách "được chăng hay chớ" như vậy?
Ông Dương Văn Thiết - Bí thư Chi bộ cụm 8, thôn Đông, xã Phụng Thượng: Bây giờ mà tất cả chúng ta không sử dụng túi nylon nữa, không tái chế nylon nữa thì chắc chắn rằng Phụng Thượng cũng sẽ mất nghề "giặt rác" tai hại này. Nếu như người ta nói trên tivi, ta sản xuất cái túi có khả năng tự huỷ tự tiêu thay cho túi nylon thông thường thì sẽ chẳng ai đi thu nhặt nylon về nữa làm gì. Chứ nylon bẩn thỉu đến mức này, cho vào tái chế và sử dụng thì dĩ nhiên cực kỳ độc hại rồi. Không cấm được như thế, thì Nhà nước cũng nên quy hoạch một khu, sau khi thu gom nylon thì "giặt" thật sạch, nước thải xử lý cẩn thận thì hậu quả sẽ bớt khủng khiếp đi…


 DienDanCTM


http://xuongduong.blogspot.com/

http://xuongduongvietkhang.blogspot.com/

Nhà cầm quyền Nghệ An khủng bố và kỳ thị tôn giáo đối với sinh viên Công giáo

Peter Thái - VRNs (29.03.2012) – Nghệ An – Gần một tháng nay, công an Nghệ An ráo riết đến các Trường đại học, Cao Đẳng và Dạy nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An để khủng bố tinh thần các sinh viên Công Giáo bằng cách đến tận các lớp học để hỏi những điều như sau: Những ai là sinh viên Công Giáo? Có tham gia sinh hoạt nhóm sinh viên Công Giáo nào không? Có hay nghỉ học hoặc đi học chậm không? Phòng trọ ở đâu?

Khi được sinh viên hỏi lại là tại sao lại hỏi họ những thủ tục mà các em đã làm với nhà trường từ lúc mới nhập học và hàng ngày họ vẫn phải chịu sự kiểm tra việc có mặt hay không ở mỗi lớp thì những người này trả lời rằng: Họ làm thế vì hiện tại ở ngoài "có nhiều thế lực thù địch đang lôi kéo sinh viên". Ngoài việc đến từng lớp để "hỏi thăm kiểu khủng bố" này, công an còn tìm gặp riêng từng tổ trưởng để khủng bố (trên địa bàn Tp Vinh có 14 nhóm sinh viên Công Giáo). Rõ ràng đây là một hành động phân biệt tôn giáo hết sức trắng trợn của nhà cầm quyền Nghệ An được công an Nghệ An thực hiện. Cứ giả sử có việc "có nhiều thế lực thù địch lôi kéo sinh viên" thì họ phải thực hiện việc thông báo, ngăn chặn này đến với tất cả các sinh viên của trường chứ đâu chỉ mỗi sinh viên Công Giáo?

Đây quả là một hình thức khủng bố và phân biệt Tôn Giáo của nhà cầm quyền Nghệ An, Công an Nghệ An và các Trường đại học, Cao đẳng, Dạy nghề trên địa bàn thành phố Vinh. Để che dấu bộ mặt xảo quyệt của mình, công an Nghệ An đã đến làm việc với lãnh đạo các trường và dùng các giáo viên trong mỗi trường để khủng bố ngay chính sinh viên của mình. Như ở Trường Cao đẳng Sư Phạm Nghệ An sáng nay, khi công an đến làm việc với phòng đào tạo của trường được một lúc, liền sau đó Nguyễn Thị Minh Châu, giáo viên thuộc khoa Ngoại Ngữ của trường lập tức đến các lớp để "lấy thông tin" và khủng bố các sinh viên Công Giáo rằng : "công an về làm việc với trường, yêu cầu phải nắm rõ thông tin các sinh viên Công Giáo. Vì hiện tại các sinh viên Công Giáo đang bị các thế lực thù địch lôi kéo". Rõ ràng đây là một việc làm nhằm chia rẻ, chụp mũ và phân biệt Tôn Giáo hết sức trắng trợn của nhà cầm quyền, công an Nghệ An và các trường Đại học, Cao Đẳng, Dạy Nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Hiện tại, các sinh viên Công Giáo đang hết sức hoang mang, lo lắng về hành động này của công an.

Xin cũng được nhắc lại, kể từ trước đến nay, nhà cầm quyền cộng sản Nghệ An đã dùng mọi thủ đoạn để cấm cản các sinh hoạt Tôn Giáo của sinh viên Công Giáo trên địa bàn thành phố Vinh. Và khi không thể cấm được các sinh viên Công Giáo bằng thủ đoạn hạ cấp hạ hạnh kiểm và đuổi học thì nhà cầm quyền Nghệ An lại dùng các chiêu thức "bản cam kết" ; "hương ước làng, xóm"; "xã hội đen" để trấn áp mỗi khi các sinh viên công giáo họp nhau cầu nguyện, chia sẻ Lời Chúa và nâng đỡ nhau trong cuộc sống.

Một điều đáng nói là việc nhà cầm quyền dùng công an để khủng bố tinh thần các sinh viên Công Giáo trên địa bàn Nghệ An đã diễn ra gần một tháng nay nhưng phía giới chức Giáo Phận Vinh và linh mục đặc trách AnTôn Hoàng Trung Hoa chưa có bất cứ động thái nào, kể cả việc lên tiếng.

Xin mọi người hiệp thông cầu nguyện cho các sinh viên Công Giáo Vinh đang bị nhà cầm quyền Nghệ An khủng bố và phân biệt Tôn Giáo.
http://hientinhvn.blogspot.com/2012/03/nha-cam-quyen-nghe-khung-bo-va-ky-thi.html
http://xuongduong.blogspot.com/

http://xuongduongvietkhang.blogspot.com/

Trung Quốc vẽ bản đồ Biển Đông

 Thứ Năm, 29 tháng 3 2012 

 

Trung Quốc ngày 27/3 loan báo đang cho tiến hành vẽ bản đồ Biển Đông nhằm thúc đẩy hoạt động thăm dò-khai thác dầu khí và củng cố tuyên bố chủ quyền trong khu vực giữa những căng thẳng tranh chấp với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.

Tờ Hoàn Cầu thời báo của nhà nước Trung Quốc nói Bắc Kinh có thể tăng cường hoạt động thăm dò ở Biển Đông nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền sau loan báo về việc tiến hành các hoạt động khảo sát địa lý trong khu vực. Tờ báo cũng trích dẫn phát biểu của giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng đa số các phần lãnh hải có tranh chấp từng nằm ngoài tầm kiểm soát của Trung Quốc vì Bắc Kinh không biến các tuyên bố thành hành động.

Ông Trương Uẩn Lĩnh, Giám đốc Viện nghiên cứu Quốc tế thuộc Học Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nhấn mạnh bằng cách vẽ bản đồ, Bắc Kinh có thể củng cố tuyên bố về quyền tài phán ở Biển Đông và sau đó có thể có những hành động thêm nữa như khai thác các nguồn tài nguyên gần quần đảo Nam Sa mà Việt Nam gọi là Trường Sa.

Trong số các nước có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông bao gồm Việt Nam, Trung Quốc là nước duy nhất dành toàn bộ chủ quyền trên Biển Đông.

Nguồn:VOA

http://xuongduong.blogspot.com/

http://xuongduongvietkhang.blogspot.com/

Trung Quốc cảnh báo chớ nên tập trận chung ở Biển Ðông

 Thứ Năm, 29 tháng 3 2012

Các giới chức Trung Quốc ở Bắc Kinh đang cảnh báo Việt Nam và Philippines chớ nên mở các cuộc tuần tra quân sự hay diễn tập chung trong vùng biển Ðông đang có tranh chấp. Từ Bắc Kinh, thông tín viên VOA Shannon Van Sant gửi về bài tường thuật sau đây

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cảnh báo Việt Nam và Philippines chớ nên mở các cuộc tuần tra quân sự hay diễn tập chung trong vùng biển Ðông đang có tranh chấp
Hình: AP
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cảnh báo Việt Nam và Philippines chớ nên mở các cuộc tuần tra quân sự hay diễn tập chung trong vùng biển Ðông đang có tranh chấp

Các giới chức quân sự Việt Nam và Philippines đã thảo luận về việc tiến hành các cuộc thao diễn chung trong vùng có tranh chấp tại các buổi họp hồi đầu tháng này. Các cuộc thao diễn có thể bao gồm những cuộc tuần tra chung ở quần đảo Hoàng Sa mà cả hai nước vừa kể và Trung Quốc để nhận chủ quyền.

Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cảnh báo chớ nên mở các cuộc thao diễn trong vùng đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa.

Ông Hồng nói Trung Quốc có chủ quyền không tranh cãi được ở quần đảo Nam Sa và vùng biển lân cận. Trung Quốc chống đối việc các nước ngoài vi phạm chủ quyền và quyền lợi của Trung Quốc.

Đã có một loạt các vụ vi phạm có liên quan đến các ngư dân, các đội tuần tra quân đội và các loại tầu bè khác trong vùng có tranh chấp trong những tháng vừa qua, gây căng thẳng thêm trong việc tranh nhau đòi chủ quyền. 

Philippines và Việt Nam đã thảo luận việc thiết lập một đường dây nóng để thông tin liên lạc trong trường hợp tranh chấp cũng như chia sẻ kinh nghiệm đóng tầu.

Một giáo sư thỉnh giảng tại trường Đại học Quốc gia Singapore, ông Hoàng Tĩnh, một chuyên gia phân tích về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, nói rằng có nhiều phần chắc Bắc Kinh sẽ không nhượng bộ trong việc đòi chủ quyền vùng biển giầu tài nguyên này.

Ông Hoàng nói: "Trung Quốc ngày càng mạnh hơn, sự trỗi dậy được gọi là hòa bình, và tinh thần dân tộc trỗi dậy ở Trung Quốc, một mặt, cùng với nhu cầu ngày càng tăng về thị trường và tài nguyên từ bên ngoài, cho nên bỗng dưng vụ tranh chấp lãnh hải trong vùng biển Nam Trung Hoa đã trở thành một thứ ưu tiên trong cuộc thảo luận về chính sách và tranh luận trong nước."

Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan đều nhận chủ quyền trong các vùng ở biển Nam Trung Hoa. Trung Quốc đòi phần lãnh hải lớn nhất.

Các vụ đòi chủ quyền khác nhau dự trù sẽ nằm trong nghị trình thảo luận trong chuyến thăm Campuchia của chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Campuchia đang giữ chức chủ tịch của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á vời 10 thành viên, và các giới chức Philippines nói họ lấy làm bất mãn trước các nỗ lực của Trung Quốc ngăn chặn việc thảo luận vùng Biển Nam Trung Quốc trong tổ chức này.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trọng điểm chuyến thăm của ông Hồ Cẩm Đào sẽ là việc tăng cường quan hệ của Trung Quốc với Campuchia, nơi đầu tư của Trung Quốc đã tăng nhanh trong mấy năm vừa qua.

Người phát ngôn này nói Trung Quốc hy vọng qua chuyến thăm này, bang giao hữu nghị giữa Trung Quốc và Campuchia sẽ được đẩy mạnh, hợp tác thực tiễn sẽ được chặt chẽ hơn và các cuộc trao đổi giữa nhân dân hai nước sẽ được tăng cường, và hai bên cũng hy vọng sẽ chứng kiến sự phối hợp lớn hơn trong các vấn đề quốc tế và khu vực.

Trung Quốc nói việc nhận chủ quyền lãnh hải trong vùng biển Nam Trung Hoa xuất phát từ lịch sử 2.000 năm, khi quần đảo Trường Sa còn là một phần quan trọng của Trung Quốc. Việt Nam thì nói mãi đến thập niên 1940 Trung Quốc mới nhận chủ quyền.

Vùng biển đang tranh chấp giàu trữ lượng dầu và khí đốt thiên nhiên và là một trong các tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất ở châu Á.


http://xuongduong.blogspot.com/

http://xuongduongvietkhang.blogspot.com/

Hàn Quốc được chọn làm nhà thầu ưu tiên trong dự án xây dựng nhà máy điện nhân tại Việt Nam


Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-Bak (P) và thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trước cuộc họp song phương, Seoul, 28/03/2012.
Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-Bak (P) và thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trước cuộc họp song phương, Seoul, 28/03/2012.
REUTERS/Lee Jae-Won

Đức Tâm

Theo nhật báo Hàn Quốc Chosun Ilbo, số ra ngày hôm nay, 29/03/2012, trong chuyến viếng thăm Hàn Quốc, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với tổng thống Lee Myung – Bak ngày hôm qua. Hai bên đã ký thỏa thuận bổ sung cho hiệp định hợp tác phát triển các nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam, theo đó, Hàn Quốc được chọn là nhà thầu ưu tiên xây dựng một nhà máy điện hạt nhân, trị giá khoảng 20 tỷ đô la.

Ngay trong tháng tới, hai nước sẽ phối hợp với nhau trong vòng một năm để lập dự án nghiên cứu khả thi. Sau khi hoàn tất dự án khả thi và được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn, hai nước sẽ chính thức ký kết thỏa thuận thực hiện dự án này.

Ngày 17/06/2010, thủ tướng chính phủ Việt Nam đã ra quyết định phê duyệt định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2030. Theo đó, Việt Nam sẽ xây dựng 13 nhà máy điện hạt nhân, với tổng công suất từ 15.000 - 16.000 MW.

Việt Nam đã chọn Nga xây dựng 2 nhà máy đầu tiên, Nhật Bản đảm trách nhà máy thứ ba và thứ tư. Với thỏa thuận vừa được ký, Hàn Quốc có nhiều cơ hội để được chọn làm đối tác cung cấp thứ ba của Việt Nam trong kế hoạch phát triển điện hạt nhân.

Ngày hôm nay, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với đồng nhiệm Hàn Quốc Kim Hwang-Sik. Sau đó, hai nước đã ký nhiều hiệp định hợp tác song phương trong các lĩnh vực công nghiệp và tài chính.

Theo văn phòng thủ tướng Hàn Quốc, được hãng thông tấn Yonhap trích dẫn, hai nước đã ký thỏa thuận thực hiện dự án điện mặt trời tại tỉnh Quảng Bình và một dự án xử lý chất thải ở thành phố Long Xuyên, miền nam. Đại diện hai bên cũng ký biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã công du Hàn Quốc sau khi tham dự Hội nghị Thượng đỉnh về an ninh hạt nhân Seoul. Hội nghị này bế mạc hôm thứ Ba, 27/03/2012.

nguồn:RFI

Thêm một vụ án oan sai

2012-03-29

Tòa án tỉnh Lai Châu hôm qua 28/3 tiến hành xét xử phúc thẩm vụ việc của cô Đỗ thị Hoa về tội đánh bạc và vu khống. Bản án được giảm nhưng người trong cuộc và cả luật sư đều cho rằng việc xét xử chưa công minh.

Wikipedia

Tỉnh Lai Châu (ảnh minh họa)

Người phải ngồi tù gần 15 tháng qua là cô giáo Đỗ thị Hoa, 42 tuổi ở thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Cô này bị bắt và giam giữ tại Pha Lìn, Lai Châu từ ngày 12 tháng giêng năm ngoái theo bản án mà tòa sơ thẩm tuyên về tội đánh bạc và vu khống. Đó là 24 tháng tù giam. 


Bào chữa cũng như không


Trong phiên phúc thẩm diễn ra vào ngày 28 tháng 3 vừa qua, tòa giảm án cho cô Đỗ thị Hoa xuống còn 18 tháng tù giam. Theo luật sư Nguyễn Văn Ánh, người bào chữa cho cô Đỗ thị Hoa thì việc giảm án đó vẫn chưa thuyết phục, bởi lẽ thân chủ của ông không thể bị ghép vào tội đánh bạc, ngoài ra qui trình về tội vu khống cũng có những điểm chưa theo đúng. Sau phiên phúc thẩm, luật sư Nguyễn Văn Ánh, thuộc Văn phòng luật sư Gia Bảo, Hà Nội, tham gia bào chữa cho thân chủ Đỗ Thị Hoa trình bày:

Tôi vừa thực hiện xong nhiệm vụ bào chữa. Tội đánh bạc chưa có căn cử để buộc tội. Bởi lẽ đánh bạc phải có tiền nhưng trong trường hợp này không có sao lại buộc tội đánh bạc được. Theo qui định của pháp luật hiện nay, đánh bạc phải từ hai triệu trở lên. Thứ hai phải có tiền hay đồ vật được thu giữ tại ba nơi: hoặc tại chiếu bạc, nơi người của các con bạc mà có thể chứng minh sử dụng cho việc đánh bạc, ba là ở nơi ở khác mà chứng minh tài sản hay tiền đó được dùng cho đánh bạc. Trong trường hợp này không thu giữ được gì, làm sao đủ căn cứ cho vào tội đánh bạc được. 
Tội đánh bạc chưa có căn cử để buộc tội. Bởi lẽ đánh bạc phải có tiền nhưng trong trường hợp này không có sao lại buộc tội đánh bạc được. 

Việc tố cáo dùng tên người khác để đi học sư phạm ra đứng lớp, thì việc đó được xử lý rồi. Việc tố cáo ông Đinh Quốc Hùng phó chủ tịch thị xã Lai Châu mà ký với chức danh chủ tịch buộc thôi việc đối với chị Hoa. Người ta tố cáo đúng chứ không sai; nhưng văn bản cơ quan pháp luật, công an trả lời cho chị Hoa là không có căn cứ. Hôm nay tôi cũng xuất trình quyết định đó là bản sao cho Hội đồng Xét xử. 

Việc Cô Hoa tố cáo ông Hùng, ông Chiến hối lộ không có căn cứ. Dù không có căn cứ, nhưng khi các quan tiến hành tố tụng làm việc phải làm đúng qui định tố tụng: khi tiếp nhận đơn tố cáo phải xử lý, và giải quyết. Căn cứ theo các điều 101, 103, 107, 108 cần phải tống đạt cho người tố cáo quyết định. Vấn đề được giải quyết theo Chương 35 của Bộ luật Tố tụng Hình sự. Cơ quan điều tra đã không làm theo như thế… 

...khi các quan tiến hành tố tụng làm việc phải làm đúng qui định tố tụng: khi tiếp nhận đơn tố cáo phải xử lý, và giải quyết. Căn cứ theo các điều 101, 103, 107, 108 cần phải tống đạt cho người tố cáo quyết định. Vấn đề được giải quyết theo Chương 35 của Bộ luật Tố tụng Hình sự. Cơ quan điều tra đã không làm theo như thế… 

Ông Nguyễn Như Viêm, bố chồng của chị Đỗ thị Hoa, tỏ ra rất bức xúc về trường hợp của cô con dâu mà ông cho là oan ức:

Tháng giáp tết năm ngoái cảnh sát tập trung hai xe bao vây quanh nhà con dâu tôi, khám nhà không có gì .lúc đó chỉ có mẹ con ở nhà. Họ đưa lệnh bắt khẩn cấp về tội đánh bạc, mà không có đánh bạc. Chúng tôi thuê luật sư lên bào chữa tại phiên hôm 11 tháng 9 năm ngoái thì luật sư lập luận không có bằng chứng gì, sau đó họ vin vào cớ chứa chấp đánh bạc… 

Hội đồng xét xử với những bản án đã có sẵn?


Một người thân của cô Đỗ thị Hoa ngay sau phiên phúc thẩm hôm nay cũng cho biết tại phiên tòa nhiều người tham dự đều đồng ý với những lập luận của luật sư bào chữa. Ngay cả hội đồng xét xử cũng không có ý kiến gì đối với những lập luận đó, và hầu như cả tòa đều im lặng đồng tình với những lý lẽ mà luật sư đưa ra.

Thế nhưng theo những người tham dự phiên xử phúc thẩm chị Đỗ Thị Hoa đều bất bình với kết luận của  Hội đồng xét xử dù rằng có giảm án sáu tháng.
Thông thường trong các vụ án mà thôi tham dự hai phiên tòa, thì Hội đồng Xét xử hầu như ít khi để ý đến lời bào chữa của luật sư. Hầu như quyết định bản án hầu như quyết định trước nên họ lấy làm 'lệ' thôi. Khi luật sư nói, thẩm phán và hội đồng xét xử luôn để ý nơi khác, không bao giờ ghi nhận điều luật sư nói 
Luật sư Nguyễn Văn Đài

Luật sư Nguyễn Văn Đài, người từng tham gia bào chữa cho một số vụ kiện, trước khi bị bắt do những hoạt động đấu tranh cho dân chủ, cho biết cách thức làm việc của Hội đồng Xét xử ở Việt Nam là đã có án sẵn, chứ ý kiến của luật sư chỉ cho có mà thôi:

Thông thường trong các vụ án mà thôi tham dự hai phiên tòa, thì Hội đồng Xét xử hầu như ít khi để ý đến lời bào chữa của luật sư. Hầu như quyết định bản án hầu như quyết định trước nên họ lấy làm 'lệ' thôi. Khi luật sư nói, thẩm phán và hội đồng xét xử luôn để ý nơi khác, không bao giờ ghi nhận điều luật sư nói trong phiên tòa đó.

Bà Nguyễn thị Lành, một người có chồng bị đưa ra xét xử và luật sư cũng bào chữa hết sức thuyết phục về việc buộc tội chồng bà là vô căn cứ dựa theo pháp luật; thế nhưng tòa cũng tuyên án theo ý của họ mà không xem xét ý kiến của luật sư. Đó là trường hợp phiên sơ thẩm của mục sư Nguyễn Trung Tôn và bà Hồ thị Bích Khương hồi ngày 29 tháng 12 năm ngoái, do luật sư Hà Huy Sơn tham gia bào chữa. Bà cho biết:

Nói chung luật sư vào cũng chẳng có kết quả gì cả. Kết phạt vẫn kết phạt.
Nói chung luật sư vào cũng chẳng có kết quả gì cả. Kết phạt vẫn kết phạt.
Bà Nguyễn thị Lành

Những người biết vụ việc của chị Đỗ thị Hoa đều cho rằng chỉ vì chị dám công khai tố cáo những sai trái về đền bù đất đai, cũng như sử dụng bằng giả trong ngành giáo dục mà cô tham gia nên đã bị trù dập một cách không thương tiếc như thế.

Trước khi chị Hoa chưa bị bắt, biết bao người đến nhờ gia đình Minh- Hoa này nhiều lắm, vô kể về hằng bao nhiêu héc ta. Bây giờ chị bị như thế, đã bị dập tắt và không còn nọ kia nữa…

Chị Đỗ thị Hoa có 3 con nhỏ, đứa lớn nhất mới 10 tuổi và hiện nay phải được gửi về sống với ông ngoại. 

Xét xử thiếu công  minh dẫn đến những bản an oan sai tại Việt Nam là chuyện không mới lạ gì. Đã có biết bao vụ như thế nhưng biện pháp chấn chỉnh dường như chưa có hiệu quả là bao. Nhiều người vẫn nhắc câu nói dân gian là 'Con kiến mà kiện củ khoai', như trường hợp nhiều người trong gia đình chị Đỗ Thị Hoa đưa ra sau ngày xử phúc thẩm hôm ngày 28 tháng 3, khi mà người thân của họ vẫn phải ở tù, trong khi những người có sai phạm nhãn tiền vẫn giữ những chức vụ trong chính quyền như ông Đinh Phúc Hùng, phó chủ tịch thị xã Lai Châu.
Nguồn :RFA