Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Chứng khoán Việt Nam mất hơn 5 tỉ đô la, hệ thống ngân hàng bị đe dọa

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Hà Nội
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Hà Nội
REUTERS

Thụy My

Theo AFP ngày 24/08/2012, thị trường chứng khoán Việt Nam đã thiệt hại 5,62 tỉ đô la trong tuần, từ khi liên tiếp xảy ra vụ bắt giữ nhà tài phiệt Nguyễn Đức Kiên rồi đến nguyên Tổng giám đốc ngân hàng ACB Lý Xuân Hải. Các chuyên gia cảnh báo, xì-căng-đan này thậm chí có nguy cơ gây khủng hoảng cho cả hệ thống ngân hàng vốn đang dễ bị tổn thương.

Sau ba ngày xuống dốc, thị trường chứng khoán hôm nay đã tăng trở lại với chỉ số VN Index tăng 1,75%. Tuy nhiên AFP dẫn số liệu của VietStock cho biết, cả hai thị trường chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã bị giảm giá trị 5,62 tỉ đô la từ hôm thứ Hai 20/8.

Sau khi ông Nguyễn Đức Kiên, một trong những người sáng lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) bị bắt vào thứ Hai, hôm qua đến lượt ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc ngân hàng này bị bắt giữ vì « cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng ». Tin đồn ông Hải bị bắt đã lan ra 48 giờ trước đó. Cuối giờ chiều hôm qua, ACB cho biết ông Lý Xuân Hải từ nhiệm, và đến tối thì báo chí trong nước loan tin ông Hải đã bị bắt. Tuy vậy các bài viết liên quan ít lâu sau đó đã bị gỡ xuống, và hôm nay mới xuất hiện trở lại.

Theo AFP, nay thì rất khó khăn cho chính quyền khi muốn bảo vệ cho ACB, ngân hàng tư nhân lớn nhất nước khỏi bị suy sụp, kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống tài chính Việt Nam. Cho dù hôm nay không có dấu hiệu hoảng loạn nào tại các chi nhánh ACB ở Hà Nội, nhưng người gởi tiền đã rút khỏi ngân hàng này trên 380 triệu đô la.

Reuters trích nhận xét của cơ quan thẩm định tài chính Fitch cho biết, xì-căng-đan này làm tăng khả năng đánh giá tiêu cực về hệ thống ngân hàng Việt Nam, vốn có điểm tín nhiệm thuộc loại thấp nhất châu Á - Thái Bình Dương.

Một chuyên gia ngoại quốc giấu tên nhận định, ngoài nguy cơ người dân không còn tin tưởng các ngân hàng và rút tiền hàng loạt, còn có nguy cơ khủng hoảng hệ thống.

Sau một thập kỷ tự do hóa vừa thô bạo lại vừa hỗn độn, lãnh vực ngân hàng tại Việt Nam hiện nay gồm 42 ngân hàng công và tư, trong đó có nhiều ngân hàng đang bị nợ xấu. Năm ngoái, bị thúc bách trước nạn lạm phát và thiếu tiền mặt, Việt Nam đã tiến hành cơ cấu lại các ngân hàng bằng cách cho sáp nhập, nhưng việc cải cách diễn ra quá chậm chạp.

Ông Nguyễn Đức Kiên, một trong những người giàu nhất Việt Nam và thân cận với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, có thể đã tham gia vào chiến dịch quy mô « dọn dẹp » các ngân hàng. « Bầu » Kiên, khuôn mặt nổi bật trong giới kinh doanh và bóng đá đã kéo theo nhiều người khi quỵ ngã.

Sự thất thế của ông Nguyễn Đức Kiên, theo như một nhà phân tích Việt Nam ở Hà Nội, thì có thể là do đấu đá tranh giành quyền lực ở thượng tầng lãnh đạo. Điều này cho thấy rõ là môi trường kinh doanh tại Việt Nam rất bất ổn, mà theo nhà phân tích trên thì « Ranh giới giữa hợp pháp và bất hợp pháp rất mong manh. Người ta có thể thành công hôm nay và trở thành tội phạm ngày mai ».

Theo báo chí trong nước, ông Kiên đã thành lập những công ty gần như là bình phong và phát hành cổ phiếu, trái với luật pháp Việt Nam. Với số tiền thu được, ông ta mua cổ phần trong các ngân hàng khác dưới tên những người thân trong gia đình, rồi lại đi vay những món mới của các ngân hàng này.

Cả tuần qua, Ngân hàng Nhà nước đã cố gắng bảo vệ cho ACB, nói rằng ông Nguyễn Đức Kiên chỉ nắm không đến 5% cổ phiếu. Nhưng việc bắt giữ Tổng giám đốc Lý Xuân Hải, một người làm việc tại ACB suốt 15 năm qua, đã khiến công việc này ngày thêm khó khăn. Cổ phiếu của ACB đã mất giá 20% từ thứ Hai.

Ông Lê Thẩm Dương, trường đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng vụ này có thể có tác động tích cực về lâu về dài. Theo ông thì không thể tiếp tục duy trì hệ thống như hiện nay, đây là lúc để lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng.

Tony Nash, thuộc công ty tư vấn IHS ở Singapore cảnh báo, trong khi chờ đợi, các nhà đầu tư nước ngoài nóng lòng muốn thấy được giải pháp cho khủng hoảng. Theo ông, thì hai vụ bắt giữ trên « vẫn chưa hình thành được bản cáo trạng lớn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam ».


Nguồn :RFI

Việt Nam thời "Tứ chiến": Dũng Sang Trọng và "Lạ"


Vũ Đông Hà (Danlambao) - Việc bắt giam Nguyễn Đức Kiên nói gì thì nói là một đòn đánh vào tay chân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Dũng có đăng đàn giở thủ thuật chính trị "biểu dương Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, đã nghiêm túc chấp hành sự chỉ đạo của Chính phủ; đã khởi tố, điều tra để đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm ngân hàng, gây mất ổn định hoạt động ngân hàng" thì thiên hạ ai cũng biết tỏng chính đàn em của ông đang bị "chúng nó" bỏ tù. 

Nhưng mà thật sự thì "chúng nó" là ai? 

Ngược dòng... lịch sử với những câu phát biểu về "bầy sâu tổ bố" thì bàn dân đều "đỗ thừa" người ra tay là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Đằng sau ông Chủ tịch, thiên hạ kháo nhau về một trang blog ngày đêm đăng tải những thông tin tấn công Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đám đàn em. 

Nhưng còn Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng? 

Nguyễn Phú Trọng là người giáo điều cộng sản. Phát biểu "mới nhất" với nội dung cũ mèm tại Cuba tái khẳng định điều đó. Nguyễn Phú Trọng chính là người trong vai trò quyền lực cao nhất của thể chế chính trị Việt Nam, sang Bắc Kinh ký Tuyên Bố Chung vào ngày 15 tháng 10 năm 2011, khẳng định quan hệ thần phục toàn diện với Trung Quốc. 

Động thái sau đó cho đến nay của Nguyễn Phú Trọng gồm 3 bước: 

1. Tổ chức Đại hội Chỉnh đốn đảng, làm nền tảng cho cuộc thanh trừng nội bộ tiếp theo sau. 

2. Đưa ra quyết định trong Hội nghị Trung Ương - chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng trực thuộc BCT do Tổng Bí thư làm Trưởng ban. Thực chất là đá Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi ghế "tham nhũng thanh tra tham nhũng"

3. Tiến hành "Phê và Tự Phê" trong Bộ Chính trị, Ban bí thư mà thực chất là 12 ngày vừa thương lượng, vừa đấu đá, vừa tìm cách thanh trừng nhau trong phòng kín trước khi "cực chẳng đã" / "hết thuốc chữa" đành mở cửa phòng đập nhau trước mặt nhân dân. 

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thực hiện những điều này trong bối cảnh tranh chấp quyền lực của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - nổi cộm nhất là những vụ việc tấn công vào tay chân của 2 phía: Đặng Thị Hoàng Yến, Đinh La Thăng, Dương Chí Dũng, Phạm Chí Dũng... 

Ghép lại những dữ kiện này cho thấy đúng là Trương Tấn Sang có liên quan đến "cú đập bầu Kiên" nhưng không chỉ một mình ông Chủ tịch nước vung BÚA. 

Nhúng tay vào kế hoạch, tay cầm lưỡi LIỀM bên cạnh BÚA tạ của Chủ tịch nước là Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng. 

Và như vậy có thật "như là thật 100%" là đằng sau ông Chủ tịch nước có một trang blog ngày đêm đăng tải những thông tin tấn công Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; hay đằng sau lại là ông Tổng Bí thư; hoặc "ai đó" xếp hàng đứng sau lưng ông trùm của đảng? 

Quan trọng hơn, liệu trong cuộc chiến Dũng-Sang-Trọng này, lãnh đạo cộng sản Trung Quốc với mối quan hệ "gắn bó, sâu sắc, môi hở răng lạnh" với đảng cộng sản "anh em" Việt Nam lại "nỡ lòng nào" đứng khoanh tay đứng nhìn, bỏ mặc... đồng chí chúng bây? Đứa nào thâu tóm quyền lực cũng được!? Có ngây thơ và... khinh thường các đồng chí Lạ của đảng ta mới nghĩ rằng vụ việc đấu đá nội bộ đảng CSVN hoàn toàn không có bàn tay của CSTQ dính / xen / nhúng / thò vào.

Do đó, 3 câu hỏi đặt ra là: 

1. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là kẻ "chủ mưu" và kéo thêm đồng minh là TBT Nguyễn Phú Trọng để tấn công Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng? 

hay:

2. TBT Nguyễn Phú Trọng bây giờ mới là tay chủ động với vai trò "ngư ông đắc lợi" trong cuộc chiến bất phân thắng bại cò Sang ngao Dũng? 

và:

3. Trong bộ ba Dũng-Sang-Trọng này ai (1, hay 2, hay cả... 3) là kẻ giấu trong người ấn chỉ Thái thú của Bắc Kinh(chắc chắn phải có ít nhất là một, bởi vì phải có "đứa" trong 3 tay quyền lực cao nhất này chủ mưu cho những vụ "Khắc ghi tấm lòng nhường cơm sẻ áo" dành cho Trung Quốc, hay Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc, hoặc ra lệnh bao vây, trấn áp, bắt giam công dân biểu tình chống TQ xâm lược). 

Tại sao cần có câu trả lời cho 3 câu hỏi này? 

Bởi vì nếu kẻ thực sự chủ mưu, chủ chốt vụ đấu đá này là tay sai cho Trung Quốc thì đây là đại họa cho đất nước Việt Nam. 

Ngay trước mắt chúng ta thấy: 

- Vụ việc khai mào đấu đá nội bộ này (chưa biết kéo dài bao lâu và đi đến đâu) đã có chỉ dấu đẩy những quan tâm về hiểm họa xâm lăng toàn diện (lãnh thổ, lãnh hải, chính trị, kinh tế, văn hóa...) đã, đang, và sẽ tiếp tục của Trung Quốc xuống vào thứ yếu. 

- Việc bắt giam chỉ một cá nhân Nguyễn Đức Kiên mà đã có tác động tiêu cực lớn lên nền kinh tế Việt Nam. Trong vài ngày sau vụ việc, thị trường chứng khoán VN "bốc hơi" hơn 5,6 tỷ đô la theo AFP, và sẽ còn tiếp tục "xì khói" tiếp. Nó sẽ có tác động tiêu cực lây lan từ thị trường chứng khoán sang các địa bàn kinh tế khác. Và chắc chắn, sau cùng, nó sẽ tác động dây chuyền từ giới thượng tầng thiểu số giàu có đến tầng lớp đa số dân nghèo sẽ gánh chịu hậu quả. 

- Nền kinh tế đang bất ổn chuyển sang nguy kịch sẽ ảnh hưởng lên đời sống sát sườn của đại số người dân. Chuyện "tạm thời" hay "vĩnh viễn" mất một hòn đảo, một vùng biển xa xôi trở thành mối quan tâm thứ yếu của đại số quần chúng vốn đã và đang tắt hơi vì những vấn nạn dân sinh (chưa nói đến những "phiền toái" khi không để "đảng và chính phủ lo"chuyện ngoại giao biển đảo bằng mồm). Và đó cũng là điều Trung Quốc mong muốn. 

- Khi nền kinh tế quá bất ổn thì sẽ là lúc nhu cầu ổn định chính trị lại được đảng nâng cao thành "nhu cầu sống còn của tổ quốc" để "đảng và chính phủ lo" đời sống của nhân dân. Với thực tế khó khăn sát sườn, cộng thêm sức mạnh của hệ thống tuyên truyền của đảng, những "động thái chính trị tự phát" nhằm bảo vệ chủ quyền, tự do dân chủ, nhân quyền và dân quyền của thành phần lý tưởng trong xã hội sẽ dễ trở nên "lạc quẻ", "bơ vơ" đối với quần chúng và càng dễ cho đảng chụp lên đầu mũ phản động. Phải chăng đó cũng là điều mà lãnh đạo TQ "thích" nhìn thấy trên quê hương của chúng ta?

Đó là đối với người dân trong lãnh vực "cơm no áo ấm". Còn đối với tập đoàn đầu mình lẫn tứ chi đang cai trị: 

- Khi tập đoàn tư bản đỏ / nhóm lợi ích bị tấn công, có hai xác suất xảy ra: (1) Họ sẽ đoàn kết đứng dưới lá cờ Nguyễn Tấn Dũng để bảo vệ "tiền đồ" lẫn "cơ đồ"; hay (2) sẵn sàng quy đầu về "chúa" mới, nhất là nếu chúa mới được sự bảo kê của anh nhà giàu phương Bắc, đang ngồi rung đùi chờ để "chuyển ngân" cho một tập đoàn đang bị "rớt tiền" và "khát tiền", sẵn sàng làm tay sai để phục hồi phong độ và tiếp tục làm giàu. 

- Trong nội bộ đảng, sẽ xuất hiện một kẻ "chiến thắng" sau khi cứu nguy được nền kinh tế tan hoang mà chính "hắn" là thủ phạm. Hắn đã chứng tỏ được "bản lãnh chính trị" trong"thương thuyết" để có được những hỗ trợ nhiệt tình từ các đồng chí TQ; đã khẳng định được "tư thế lãnh đạo" trong sự nghiệp tái lập lại sự "đoàn kết của đảng" bằng những dàn xếp, áp lực ngầm có sự cố vấn, đe dọa, lẫn bôi trơn của các đồng chí "lạ". Quyền lực từ trong đảng, đến tập đoàn kinh tế tập trung về một mối - trong tay kẻ làm tay sai cho Bắc triều.

- Hoặc sẽ xuất hiện một kẻ "chiến thắng" đứng về phía nhân dân, đặt quyền lợi tổ quốc lên trên hết và cùng với toàn dân gỡ bỏ những vấn nạn tiêu cực, độc tài trên đất nước, như đã xảy ra tại một số nước CS cũ.


Trong trận "tứ chiến" này chưa thấy bóng dáng toàn dân cầm gươm, cầm giáo quyết định vận mạng của tổ quốc. Đại đa số dân ta vẫn ngày 3 bữa kiếm ăn, lo lắng về giá xăng, giá gạo, giá xì dầu và tương lai sắp sửa thêm mịt mù vì gánh thêm cơn bão "rớt" lọt qua đầu các đại gia. 

Còn lại đa phần làm khán giả: 

1. Nội bộ chúng đánh đấm nhau, chúng sẽ yếu (!?). Tốt! 

2. "Thằng ba Dũng", con gái, con trai và đám tài phiệt đỏ tay chân của nó, bị đánh là đáng đời. Chúng là bầy sâu tham nhũng. 

3. Thông tin vạch trần những thủ đoạn, âm mưu dơ bẩn của quan chức, tập đoàn... có là tốt, mười phần trúng được nửa là tốt; không cần biết đến tính trung thực, hệ luỵ đối với tương lai đất nước, và thực sự phục vụ cho quyền lợi nhân dân hay cho những ý đồ chính trị nội bộ đen tối; hoặc phục vụ cho một âm mưu từ ngoại bang nhằm phá nát, phá tan tành guồng máy chính trị / kinh tế vốn đã và đang suy sụp, để càng dễ bề khống chế. 

4. "Đảng ta" đang tắm gội và trừ bỏ những con sâu. Tốt! Không cần biết kẻ giội nước tắm gội người khác thì sạch dơ như thế nào. Cũng chẳng quan tâm nước dùng để tắm gội là"nước ta" hay "nước lạ"

Nếu không phải cúi mặt ngày 3 bữa cơm áo gạo tiền, nếu chỉ muốn ngóng mắt làm khán giả thì "khán giả" nên chọn ai để mà vỗ tay cổ vũ?

- Nguyễn Phú Trọng, viên Tổng Bí thư giáo điều và chính thức đặt viết ký lên những lời tùng phục Trung Quốc? 

- Nguyễn Tấn Dũng, viên Thủ tướng mà những tai tiếng về tham nhũng, mức độ giàu có của đám con cái nhiều tiền nhiều quyền, cùng những màn PR lố bịch, cũng như những hứa hẹn "lèo" từ thời mới nhậm chức cho đến vụ "giải quyết rốt ráo" Tiên Lãng? 

Còn lại là Trương Tấn Sang, viên Chủ tịch nước mà mới đây nhất bài viết "Phải biết hổ thẹn với tiền nhân" lại làm tốn thêm giấy mực blogger:

Bỏ qua những chuyện "chủ tịch tập làm văn", "bài ca trữ tình của chủ tịch", bỏ qua quan điểm của những người không cộng sản phê bình một ông "trùm" cộng sản với những cái nhìn một chiều của người cộng sản về ngày độc lập, về thành quả của đảng mà ông Sang là thành viên..., thay vào đó đặt mình vào vị trí của ông Ủy viên TUD, Ủy viên BCT đảng CSVN để tìm những gì ông muốn gián tiếp hay trực tiếp gửi gắm qua bài văn nhàm chán, lòng thòng đầy nỗi niềm và tình tự của ông: 

- Ông mở đầu và dùng ngày "quốc khánh" để nói về Ngày Độc Lập

- Ông dùng những "tích cực xen lẫn tiêu cực" để nói về việc "Xuất hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối, để "chọc gậy bánh xe", thậm chí để "cỏng rắn cắn gà nhà"... 

Phải chăng ông muốn gửi thông điệp ngầm: Không! Trương Tấn Sang này không phải là tên tay sai của Bắc triều, là tên"cỏng rắn cắn gà nhà"

Nếu không phải là ông Sang thì là Nguyễn Tấn Dũng!? 

Hay chính hắn: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng!? 

*

Tất cả những gì viết ra chỉ với mục đích tìm hiểu ai là kẻ thù, là tay sai nguy hiểm nhất trong cơn bão giông của dân tộc này. Không còn có thể phủ nhận được rằng đất nước ngày hôm nay đang đối diện cùng lúc hai hiểm họa: bên trong là một tập đoàn độc tài cai trị hèn với giặc ác với dân; bên ngoài là một thế lực bành trướng đang từng bước rất xảo quyệt xâm chiếm nước ta. 

Sẽ không thể chống lại bành trướng phương Bắc nếu còn mong đợi đứng dưới lá cờ lãnh đạo của đảng độc tài hay đảng này còn tiếp tục độc quyền cai trị. Và ách độc tài khó mà được tự cởi bỏ bởi những kẻ cai trị khi mà người bị trị vẫn cúi đầu cam chịu, hay chỉ hài lòng ở vị trí làm khán giả xem "chúng đấu đá nhau". 

Kết quả của màn đấu đá nội bộ đảng chỉ có thể mang lại những tích cực cho đất nước nếu người dân tham gia, góp phần, tìm mọi cách khai dụng để trong bóng đen u tối tìm được một ánh sáng cho dân tộc. Ngược lại, tất cả chỉ là trò chơi quyền lực của những kẻ cai trị. Nguy hiểm hơn lại đang có bàn tay quỷ quyệt của ngoại bang nhúng vào. 

Tương lai của đất nước chỉ có thể tươi sáng khi mỗi công dân Việt Nam biết rõ rằng để có được thì mỗi người phải trả một cái giá nào đó. Cái giá hời nhất, rẻ mạt nhất mà người ta có thể trả là ngồi đó và hy vọng rằng đảng độc tài sẽ tự thay đổi, đảng sẽ lấy lại niềm tin của nhân dân. Nhưng "tiền nào của nấy", kết quả mua được bằng giá hời sẽ là những đêm dài nối tiếp... nơi đây tôi chờ, nơi kia anh chờ, trong căn nhà nhỏ mẹ cũng ngồi chờ... (TCS).

Và chờ cho thằng này xuống đứa kia lên để cánh màn nhung lại được kéo ra, diễn viên mới, tuồng cũ, chỉ khác: sân khấu made in China.





Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Bà con An Giang khiếu kiện tập thể trên đường Võ Thị Sáu

Courtesy Vietcatholic

Hàng trăm dân oan ở Hố Nai, tỉnh Đồng Nai đã kéo về một trụ sở thanh tra chính phủ ở đường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp. HCM năm 2009 (ảnh minh hoạ )

Sáng nay hơn năm chục hộ dân từ tỉnh An Giang kéo nhau lên Phòng Thanh Tra Chính Phủ số 210 đường Võ Thị Sáu thành phố Hồ Chí Minh, để khiếu kiện tập thể về vụ đất canh tác của họ bị trưng thu từ năm 2008 mà không được giải quyết


Huyện thì bỏ lơ, tỉnh thì không tiếp

Đó là một số hộ dân tại ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ An huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, có đất bị trưng thu đã bốn năm nay.

Vì thế sáng nay các hộ dân này kéo nhau lên Phòng Thanh Tra Chính Phủ trên đường Võ Thị Sáu, thành phố Hồ Chí Minh, gọi là để tiếp tục khiếu nại lên cấp cao hơn.

Tuy nhiên không một ai ở phòng tiếp dân ra nhận đơn hay nói chuyện với bà con. Ông Điền, đại diện nhóm khiếu kiện đất đai mấy chục người này, cho biết:

Dân bức xúc quá mới đem đơn đến ủy ban tỉnh thì ủy ban tỉnh cũng ngó lơ, rồi hôm nay dân kéo lên văn phòng chính phủ tại Võ Thị Sáu nhưng mà văn phòng chính phủ đuổi xô và không cho dân vào, biểu về tỉnh để tỉnh giải quyết. Mà về tỉnh thì tỉnh không giải quyết. Chỉ biết đứng đây chứ đâu biết làm sao nữa giờ, đi vô trong đó thì gác cổng đuổi, đưa lực lượng công an tới để trán áp là không cho vô.

Vụ khiếu kiện kéo dài bốn năm mà không được giải quyết thỏa đáng vì nhiều lý do mà dân nói là không công minh về phía chính quyền địa phương.

Ngày 14-3-2012, Dân Oan từ các Tỉnh Tiền Giang kéo đến văn phòng chính phủ đại diện phía Nam, 210 Võ Thị Sáu - Sài Gòn, khiếu kiện nhà đất . (ảnh minh họa)
Ngày 14-3-2012, Dân Oan từ các Tỉnh Tiền Giang kéo đến văn phòng chính phủ đại diện phía Nam, 210 Võ Thị Sáu - Sài Gòn, khiếu kiện nhà đất . (ảnh minh họa)
Thay mặt bà con đứng trước đường Võ Thị Sáu, ông Điền trình bày chi tiết sự việc là bốn năm trước, ngày 20 tháng Mười Một năm 2008, Ủy Ban huyện Chợ Mới ra quyết định thu hồi đất của một số hộ dân ở ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Thế nhưng đến giữa năm 2009 người dân mới nhận được quyết định thu hồi và hỗ trợ đền bù. Điều này có nghĩa là từ ngày ra quyết định cho đến sáu tháng sau dân mới nhận được, trong lúc huyện đã áp dụng chế độ đến bù sai trái:

Quá bức xúc trước mức đền bù và hỗ trợ quá thấp rồi dân mới khiếu nại. Đơn khiếu nại thì huyện bỏ lơ không giải quyết và tỉnh cũng bỏ lơ không giải quyết.

Ngày 1 tháng Một năm 2009 là quyết định số 45 của ủy ban nhân dân tỉnh có hiệu lực thi hành nhưng mà huyện vẫn sử dụng quyết định số 3500 mà tính đến ngày 1 tháng Một 2009 là đã hết hiệu lực thi hành.

Quá bức xúc trước mức đền bù và hỗ trợ quá thấp rồi dân mới khiếu nại. Đơn khiếu nại thì huyện bỏ lơ không giải quyết và tỉnh cũng bỏ lơ không giải quyết.

Đến năm 2010, khi nghị định 69 của chính phủ có hiệu lực thi hành thì chính quyền địa phương huyện Chợ Mới lại mời các hộ dân lên để báo là sẽ đến bù và hỗ trợ dân có đất bị trưng thu theo quyết định số 45 của tỉnh:

Mà trong khi đó nếu dân nhận tiền thì tiền đền bù hỗ trợ đó không mua được đất mới để tái định cư và tái sản xuất. Từ năm 2008 đến nay là dân chúng tôi khốn đốn vì không được sản xuất tại vì một hai ngày là ủy ban huyện đưa ra thông báo là bà con không nên xuống giống không nên canh tác trên những mảnh đất đó.

Khốn khổ vì 4 năm vườn tược bỏ không

Vì không còn đất canh tác nên nhiều hộ nông dân ở ấp Mỹ Lợi xã Mỹ An huyện Chợ Mới bị mất kế sinh nhai, nhiều người phải đi tìm việc ở những nơi khác. Gần đây nhất, vẫn lời ông Điền thuật lại, ủy ban huyện Chợ Mới lại loan báo là không thu hồi đất nữa. Ngay khi đó, nông dân đề nghị là nếu không thu hồi thì phải ra một quyết định hủy bỏ việc trưng thu đất để dân có thể canh tác trở lại:

Vườn tược thu nhập của dân mỗi một người như vậy là vào khoảng một ngàn mét vuông đất thì thu nhập theo chuyên canh là sáu bảy mươi triệu một năm lận. Nhưng mà bốn năm nay là dân không được canh tác trên mảnh đất của mình thành vườn tược nó hư hết rồi

Nhưng mà đến nay thì dân cũng không nhận được quyết định và cũng không biết hướng cái giải quyết của chính quyền ở huyện tỉnh ra làm sao. Vườn tược thu nhập của dân mỗi một người như vậy là vào khoảng một ngàn mét vuông đất thì thu nhập theo chuyên canh là sáu bảy mươi triệu một năm lận. Nhưng mà bốn năm nay là dân không được canh tác trên mảnh đất của mình thành vườn tược nó hư hết rồi. Bây giờ dân nằm trong tình trạng khốn đốn, không biết làm sao mới đến nhờ cơ quan chính phủ mà cơ quan chính phủ đuổi xô thì cũng không biết sao nữa.

Những người dân An Giang đi khiếu kiện tập thể trên đường Võ Thị Sáu hôm nay nói rằng việc làm của họ là chính đáng và ôn hòa, thì cớ sao lại không được đáp ứng:

Tại vì dân đâu biết chạy đi đâu, chỉ thấy là những vị lãnh đạo của chính phủ là lên truyền hình, TV, những phương tiện thông tin đại chúng, rồi nói sẽ giải quyết thỏa đáng cho dân. Thành ra dân thấy như vậy, tin tưởng nơi chính phủ là đi lên chính phủ mà chính phủ vẫn xô  đuổi. Thiết nghĩ không biết là có cái thế lực gì đó để bao che cho cấp dưới để làm vậy không.

Trên đường dây viễn liên nối về xã Mỹ An, chủ tịch xã Mỹ An Nguyễn Thị Kim Trúc, trả lời vắn tắt là muốn gì thì về xã Mỹ An gặp bà rồi lập tức cúp máy.


Nguồn :RFA

BÁO CHÍ QUỐC TẾ ĐỒNG LOẠT ĐƯA TIN BẦU KIÊN BỊ BẮT

Báo chí nước ngoài đưa tin bầu Kiên bị bắt

 

Các hãng tin quốc tế đồng loạt đăng tải thông tin về vụ ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) bị bắt giữ và việc thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay giảm điểm.

Dưới đây là trích thông tin của các hãng tin: 

BBC, Anh:Nguyễn Đức Kiên, một trong những doanh nhân giàu nhất Việt Nam, vừa bị bắt vì bị tình nghi có những sai phạm kinh tế, hãng tin Anh dẫn lại thông tin từ các báo của Việt Nam.
Ông Kiên là một trong những người sáng lập Ngân hàng Cổ phần Thương mại Á Châu (ACB), một trong những ngân hàng lớn nhất của Việt Nam. Cổ phiếu của ACB giảm 7% sau khi tin ông Kiên bị bắt chính thức được đăng tải.

Tuy nhiên, ACB cho hay ông Kiên không còn liên quan tới các hoạt động thường ngày của ngân hàng này và vụ bắt giữ không tác động tới hoạt động kinh doanh. "Đó là một vụ việc của cá nhân (ông Kiên)", BBC trích lời ông Nguyễn Thanh Toại, phó tổng giám đốc của ACB. "Ông Kiên không còn là cổ đông chính, không phải là thành viên hội đồng quản trị và cũng không tham gia ban điều hành của ngân hàng". 

Financial Times, Anh:Vụ bắt giữ một trong những đại gia nổi tiếng nhất ở Việt Nam gây nên những biến động trên thị trường chứng khoán của nước này, và còn nhen lên những âu lo.

Nguyễn Đức Kiên, người sáng lập ACB đồng thời là một gương mặt nổi bật trong làng bóng đá Việt Nam, bị bắt hôm 20/8 vì những vi phạm kinh tế. Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm 5% sau khi tin ông Kiên bị bắt được đăng tải. 
Ông Kiên, 48 tuổi, đồng thời là chủ tịch của Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội và Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF). 

AP/Washington Post, Mỹ:Cảnh sát Việt Nam vừa bắt một trong những đại gia ngân hàng giàu có nhất nước này. Một quan chức cảnh sát cho biết ông Kiên bị bắt chiều qua vì những sai phạm trong các hoạt động kinh tế.

Ông Kiên sáng lập ngân hàng ACB nhưng đã rút khỏi ngân hàng này vào năm 2010. Hồi năm 2005, ngân hàng Standard and Chartered của Anh đã mua 8,5% cổ phần của ACB.

Nhật Nam
Nguồn: VNE.
Diễn biến vụ Bầu Kiên trên xa lộ thông tin
Hôm qua, qua theo dõi của hãng tin Ba Sàm:

9h10′ – Một nguồn đáng tin cậy từ báo giới cho biết: bầu Kiên bị bắt tối qua tại một quán cà phê … (sẽ cập nhật tiếp thông tin …) 
 
9h15′ – A! Đây rồi … Tuổi trẻ có khác: Bắt bầu Kiên. – VNExpress sau chút:  Ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt. Hơi lạ là cảnh sát bắt chứ không phải an ninh. Và … rất đáng lo, là nghe tin Phạm Chí Dũng bị bắt trước đó là thủ phạm trang QLB, mà sao ở trong tù mà chả đã đưa ngay được tin lên blog rồi nè: BỐ GIÀ KIÊN ĐÃ BỊ BẮT! Đề nghị cơ quan chức năng cho kiểm tra ngay tình trạng giam giữ!  - Rúng động thông tin bắt giữ bầu Kiên (VNN). - Tiếp đến là Tiền phong:  Bắt tạm giam, khám xét nơi ở của 'bầu' Kiên.

Lưu ý là 14h chiều nay, Thống đốc Bình sẽ đăng đàn trả lời chất vấn trước UBTV Quốc hội, có truyền hình trực tiếp, mời bà con theo dõi coi sắc diện có được tốt không nha. Có thể từ đêm qua tới giờ, ông thống đốc đã phải chong đèn sửa lại hoàn toàn nội dung dự trù cho bản giải trình. Không biết ổng đã coi cuốn phim "Tự thú trước bình minh" chưa?   

9h45′ … Tin tiếp: chiều qua, sau khi trả lời phỏng vấn báo chí suốt mấy giờ đồng hồ tại KS Hilton, Hà Nội, "bầu" Kiên ra về thì bị bắt, rồi đưa về khám nhà tại Hồ Tây luôn. Nhưng vậy không phải bị bắt tại TPHCM như VNN đưa. – BBC cũng lẹ quá:  'Bầu Kiên' bị bắt"Dư luận cũng nói nhiều tới liên quan của ông với các nhóm lợi ích với ảnh hưởng trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng. Có cáo buộc ông có quan hệ thân cận với một số lãnh đạo cấp cao ở trong nước. .. Đầu năm nay, báo Thể thao 24h đưa tin  … sau đó phải cải chính và xin chịu kỷ luật sau khi đăng thông tin 'bịa đặt' về bữa ăn tối nói trên."  Mời xem: 647. Chuyện các "đại gia" bóng đá mời cơm Thủ tướng là bịa đặt ? (Ba Sàm/13-01-2012).

-  Cổ phiếu ngân hàng lao dốc mạnh sau tin bầu Kiên bị bắt (TC). Hơi lạ là có một thông tin "Sau khi bắt ông Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB, cơ quan cảnh sát điều tra đã bắt giữ ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng ACB trong sáng nay 21-8″, nhưng đã bị gỡ bỏ. Hiện chỉ còn lưu lại trên một trang mạng (Tin tức 24h).


12h – Nóng nữa!!! Đã bắt tất cả là … (đại gia?) … Chờ thông tin 3 vị kia là ai.

12h7′ – VTV-Thời sự trưa đã đưa tin.  

12h35′ – Tin tài chính VTV: Tội danh chco bầu Kiên là "kinh doanh trái phép, chỉ liên quan tới hoạt động của 3 Cty của NĐK thôi. Sàn TPHCM giảm khủng khiếp  20,72 điểm! Lượng hàng bán tháo không tưởng tượng được … Sàn Hà Nội, sụt 3,76 điểm.

12h55′ – Cuộc làm việc của Bộ TNMT với bà con Văn Giang đã kết thúc, nhưng có chỉ đạo ở trên là báo chí không được đăng. Chiều nay BS sẽ có nội dung chi tiết bằng văn bản của các luật sư.

14h15′ – Phiên chất vấn. Một ông nghị hỏi vị đại diện Viện kiểm sát về chứng cứ, tình tiết vụ bầu Kiên. PCT Kim Ngân gạt luôn, nói là sẽ trả lời bằng văn bản. Thống đốc Bình ngó bộ vẫn tươi tỉnh, bình tĩnh trả lời các câu hỏi.

Bổ sung các tin liên quan bài chiều nay:  - "BỐ GIÀ" NGUYỄN ĐỨC KIÊN   –   (Phạm Viết Đào). - Kế hoạch chặt đứt từng cái rễ trong chùm rễ mafia   –   (Xuân VN).  - BÚA LIỀM ĐÃ VUNG LÊN VÀ MỘT CON SÂU CHẢY MÁU   –   (Mai Xuân Dũng).   - PHẢN PHÁO (!?)  –   (Bùi Văn Bồng). - "Đây là việc của cá nhân ông Kiên" (TT). - Bắt tạm giam, khám xét nơi ở đối với bầu Kiên (TN). - Bầu Kiên bị bắt: Cập nhật liên tục (GDVN). - Giới ngân hàng "choáng" khi bầu Kiên bị bắt (VEF). - Khởi tố và bắt tạm giam "bầu" Kiên (VTV). - Thị trường chứng khoán đang 'rơi tự do' sau tin 'bầu' Kiên bị bắt (Petrotimes). - Chứng khoán 'rúng động' vì bầu Kiên bị bắt (ĐV). - Bầu Kiên nắm giữ bao nhiêu cổ phần ở các ngân hàng Việt Nam? (ĐV). - ACB: "Tình hình khách hàng không đáng ngại" (TT). - Bầu Kiên bị bắt: Vàng tăng nóng, chứng khoán đỏ sàn (NLĐ). - Kế hoạch bắt Nguyễn Đức Kiên được Bộ trưởng CA giữ tuyệt mật  –   (Cầu Nhật Tân). Nói ngoài lề: người đưa thông tin trên trang này chứng tỏ rất hiểu nội tình ngành công an từ hàng chục năm qua. Nếu so sánh với trang Quan làm báo, thì trang Cầu Nhật Tân này có phong cách hơn hẳn, từ "văn hóa", cho tới sự cẩn trọng, ít có mầu sắc đấu đá nội bộ.  

14h45′ – Hic! Trong lúc chú Bình cứ thao thao kiểu "câu giờ", thì 2 lần bị bà đầm thép Kim Ngân cắt lời, biểu là hiện còn tới 34 câu hỏi nữa.


17h-  Xin thông tin từ các chú công an – (Nguyễn Thông). Báo quốc doanh "tất cả đều là ăn theo, xin xỏ. Vậy mà có "tờ báo" rất đáng được ghi nhận, khen ngợi, đó là "tờ" Quan làm báo trên mạng internet. Suốt nhiều tháng nay, báo quan đã chỉ đích danh những sai phạm của ông Kiên và nhiều cá nhân liên quan nhưng hình như những người có trách nhiệm coi nó là thứ phản động nên cứ lờ đi. Nay ông Kiên bị bắt, tôi đâm ra hồ nghi, hay chính cơ quan điều tra đã một phần dựa vào hệ thông tin không chính thống ấy mà củng cố được hồ sơ để bập còng số 8 vào cổ tay mũm mĩm của  ông Kiên."

Nguồn :basam