Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Dân Làm Báo tiếp tục bị chính quyền Việt Nam đấu tố



Bản tin thời sự lúc 19 giờ tối, 30/09/2012 trên đài Truyền Hình Quốc Gia Việt Nam tiếp tục đấu tố Dân Làm Báo và các trang blog chính trị. (Youtube: DongHaiLongVuong)
Chia sẻ bài viết:
Lưu ý: Trước khi gửi ý kiến phản hồi, mong các bạn đọc kỹ những điều đã được quy định tại phần "Thôn Quy"

Nguồn :

Video: Thương binh bỏ cuốc, vứt cày lên Youtube chống tham nhũng

Ông Huỳnh Xuân Long là một thương binh, đồng thời cũng là một nông dân mất đất. Trong nhiều năm qua, thương binh Huỳnh Xuân Long vì bị cướp đất nên đã bỏ cuốc, vứt cày để viết Blog chống tham nhũng. 

Đây là đoạn Video ông Long dùng Youtube tố cáo tham nhũng. Cũng qua video này ông chia sẻ một số kinh nghiệm bản thân chống lại các thế lực cường hào, ác bá cướp đất dân lành.

Dưới đây là một số địa chỉ trang blog, mạng xã hội của ông Huỳnh Xuân Long:

http://www.facebook.com/profile.php?id=100003819608375&ref=tn_tnmnhttp://huynhxuanlong60.blogspot.com/http://www.youtube.com/user/60long

Hà nội ngày 21 tháng 9 năm 2012

Đơn kêu cứu và tố cáo

Kính gởi :

- Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

- Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ Tịch Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Đồng Kính gửi: Các cơ quan có chức năng

Tên tôi là: Huỳnh Xuân Long hiện là thương binh1/4

Địa chỉ: số 5 Đại lộ thăng long xã Mễ trì huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội

Tôi làm đơn này tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của:

1/ Nguyễn Dũng Trung tá, Trưởng đồn công an Mỹ Đình còn gọi là đồn Công an số 1 thuộc Công an huyện Từ liêm Thành phố Hà Nội.

2/ Ông Nguyễn Hữu Quyết, hiện là Phó chủ tịch UBND Xã Mễ Trì, Huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội cùng một số người là cán bộ nhà nước. Về việc vào thời gian tháng 2 năm 2011 đã kết hợp sử dụng lưu manh côn đồ, hành hung, bức hại người dân, và sau đó còn cùng nhau che giấu, bao che dối trá, phi tang một cách vô sỉ. "Hành sử Lưu manh và côn đồ tập thể của một số viên chức chính quyền địa phương, đang ở mức báo động đỏ. Nhóm "Bạo lực đỏ" cụ thể "vào phá hủy tài sản là nhà ở của gia đình tôi chiếm đất xây nhà trái phép, không một thủ tục hành chính tôi đã làm đơn khiếu nại gửi các cơ quan nhưng không giải quyết tài sản bị phá hủy gồm 03 gian nhà 90 m2 cùng 70m2 quán bán hàng cùng một số tài sản khác trị giá 200 triệu đồng vào thời điểm năm 2011".

3/-Đề nghị thanh tra xác minh trả lời việc phá hủy 03 gian nhà cùng gần 100m2 quán bán hàng gây thiệt hại hàng tỷ của gia đình ,người nông dân như tôi khi bị nhóm "lưu manh đỏ" thực chất là chính quyền tước đoạt một cách trái luật và trắng trợn ngay trên mảnh đất của mình nhà mình đang ở. Tôi đã làm rất nhiều đơn gửi các cơ quan chức năng nhưng không thấy trả lời.

Đề nghị áp dụng hình thức sử lý thích đáng đối với người tố cáo Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo xác minh, kết luận và xử lý người có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

4/ Yêu cầu khiếu nại tố cáo

Đề nghị thanh tra xác minh trả lời việc phá hủy 03 gian nhà cùng gần 100m2 quán bán hàng gây thiệt hại 500 triệu đồng của gia đình người nông dân như tôi khi bị nhóm lưu manh đỏ thực chất là chính quyền tước đoạt một cách trái luật và trắng trợn ngay trên mảnh đất của mình có nhà đang ở.

Đề nghị áp dụng hình thức sử lý thích đáng đối với người tố cáo ,đã không còn làm công vụ, thì đó là hành vi phá phách cướp bóc như một lũ giang hồ, khác chăng là đây là một lũ giang hồ được khoác cái áo "công vụ" để dễ ràng hù dọa để cướp đất mà thôi

Đề nghị khởi tố bị can với tội danh: lợi dụng cức vụ quyền hạn, làm việc trái đạo, trái luật, hủy hoại tài sản của công dân, sử dụng xã hội đen để trấn áp dân, cướp phá tài sản của dân, coi thường dân, vu khống dân, gây hậu quả xấu về kinh tế và trính trị đạc biệt nghiêm trọng.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo xác minh, kết luận và xử lý người có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Tôi xin cam đoan những nội dung tố cáo trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cố tình tố cáo sai.

Hà nội ngày 23/9/2012

NGƯỜI TỐ CÁO

Huỳnh Xuân Long


Nguồn :DLB

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Toàn bộ học sinh nghỉ học để dành chỗ cho đám cưới của con một vị cán bộ xã...

Đám cưới " có một không hai" của con cán bộ xã!

Đám cưới được tổ chức rất linh đình nhưng lại diễn ra tại... trường học. Toàn bộ học sinh trong trường đã phải nghỉ học để dành chỗ cho đám cưới...
            
Thiệp cưới được in rất cụ thể địa điểm là trường "Trung Học Cơ Sở Tân Tiến -Vĩnh Tường -Vĩnh Phúc"







Cổng trường trở thành cổng chào của đám cưới.







Khuôn viên trường thành khuôn viên đám cưới linh đình.







Cạnh phòng Hiệu trưởng là sân khấu của đám cưới.







Lớp học, bàn ghế học sinh trở thành nơi tiếp khách.







Lán xe lại trở thành bếp nấu của đám cưới.


Dư luận địa phương đang rất bực tức về một đám cưới có "một không hai" tại Tân Tiến, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Đám cưới được tổ chức rất linh đình nhưng lại diễn ra tại... trường học. Toàn bộ học sinh trong trường đã phải nghỉ học để dành chỗ cho đám cưới của một vị cán bộ xã...


Đức Thuận -Đ.Hạnh

Nguồn :HTVN

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Liệu đã đến lúc Đảng Cộng sản phải thay tên?

Mặc Lâm - RFA

RFA file
 Biểu ngữ to lớn trên đường phố của đảng ta...
Những tuần lễ vừa qua nhiều biến động chính trị khiến đảng Cộng sản Việt Nam hơn lúc nào hết thấy cần phải tự chỉnh sửa mình để sống còn. Tuy nhiên rất nhiều đảng viên không tin vào nỗ lực này và nghi ngờ kịch bản mua thời gian để thỏa hiệp với nhau hơn là thực sự muốn thay đổi.

Từ ngày thành lập đến nay Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần gặp sóng gió nhưng hầu như đều vượt qua được vì những điều kiện lịch sử và quan trọng hơn hết là đảng viên được trang bị một loại vũ khí vô hình nhưng không sức mạnh nào đương cự lại đựơc: đó là lòng yêu nước chân thành và niềm tin tất thắng giặc ngoại xâm. Niềm tin ấy đã thể hiện qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ cũng như trong cuộc chiến ngằn ngày nhưng khốc liệt với kẻ thù phương Bắc.


Quyền lực và của cải

Đảng viên Đảng Cộng sản sau những ngày lê thê trong ba cuộc chiến đẫm máu ấy người sống sót trở về lãnh nhận những vị trí khiêm nhường tại địa phương, cũng có người do có chuyên môn được phân bổ vào các chức vụ quan trọng, số còn lại trở về với gia đình sống đời đạm bạc và hầu hết rất chật vật với hoàn cảnh khó khăn của thời hậu chiến.

Số đảng viên được cấp nhà cấp đất tuy không nhỏ nhưng trường hợp đất đai của họ bị trưng thu như dân thường cũng không hiếm. Trong vụ Văn Giang, số đảng viên thương binh kéo nhau đi biều tình chống trưng thu đất trái phép bị công an đàn áp, đánh đập đã làm hình ảnh đảng viên Đảng Cộng sản biến thể trầm trọng trong dư luận xã hội. Những hình ảnh phản cảm ấy dấy động mạnh mẽ trong cộng đồng đảng viên thổi bùng lên câu hỏi liệu đảng cộng sản có tốt đẹp như họ từng nghĩ hay không?

Xung đột trong đảng bắt đầu từ những ngày sau cuộc chiến tranh năm 1975, khi tài sản cả miền Nam được tận thu và xử lý tùy vào chức vụ của cán bộ quản lý. Ban đầu sự chia chác chưa xuất hiện công khai nhưng chỉ sau vài tháng,  ánh mắt dửng dưng với của cải bởi lý tưởng cộng sản đã hoàn toàn bị khuất phục và bắt đầu các cuộc xẻ thịt rộng lớn, từ công xưởng, nhà máy, đất đai cho tới chức vụ trong chính phủ đều có cái giá của nó.

Việt Nam hiện có hơn 700 tờ báo
nhưng tất cả đều nằm dưới sự kiểm
soát của chính quyền. Báo chí, dưới
một hình thức nào đó, là công cụ
tuyên tuyền của đảng CSVN. AFP
Cuộc đổi mới kinh tế trong thập niên 80 thực chất quyền lực được chia đều cho các phe nhóm trong đảng để nắm giữ những vị trí quan trọng  của chính phủ và từ đó đồng tiền mọi ngóc ngách tràn về đẩy sự giàu có của nhiều đảng viên tăng cao. Từ giàu có bất thường, họ trở thành ngông nghênh, biến thái và bất thường trong văn hóa sống khiến hình ảnh của người đảng viên càng cao cấp bao nhiêu thì đồng đội của họ càng nghi ngờ tính trung thực và trong sáng của họ bấy nhiêu. Chút uy tín được lập đi lập lại trong các cuộc họp chi bộ không còn mấy ai tin và từ sự mất lòng tin này không ít người đã ra khỏi đảng.

Dấu hiệu rạn nứt của đảng cộng sản

Có người âm thầm bỏ sinh hoạt đảng, nhưng cũng có người bỏ đảng với giấy thông báo đàng hoàng. Thậm chí họ thông báo cho cả nước biết sự ra đi của họ thông qua các trang mạng nổi tiếng. Anh Nguyễn Chí Đức, anh Nguyễn Hoài Nam là những người như thế. Anh Đức, người nổi tiếng vì bị công an đạp vào mặt cho biết nguyên nhân ra khỏi đảng:
  
-Tôi khẳng định phần lớn những người cộng sản là yêu nước. Họ theo cộng sản là để đánh đuổi thực dân Pháp và kỳ vọng xây dựng đất nước tốt đẹp hơn chứ họ cũng không có điều kiện tìm hiểu chủ nghĩa Max. Người Việt do bức xúc với thực dân Pháp đô hộ suốt mấy chục năm bị đè nén nên lúc ấy người theo đảng này người theo đảng khác và cuối cùng thì đảng Cộng sản thành công.

Nhưng dần dần người đảng viên thấy rằng cái chủ thuyết nó giống như một cái khuôn đúc vì nó cố định mà dòng chảy nó luôn biến động thì làm sao họ ép vào khuôn được? Từ đó tôi nhận thức là những suy nghĩ của mình nó không còn phù hợp với những cái cương lĩnh và điều lệ của đảng nữa.

Lý do thứ hai khiến những đảng viên nhiệt huyết như Nguyễn Chí Đức từ bỏ đảng là họ không thực hiện được hoài bão của mình, anh nói:

Các ông Nguyễn Phú Trọng,
Nguyễn Tấn Dũng,
Trương Tấn Sang,
Nguyễn Sinh Hùng
(từ trái qua phải từ trên xuống).
Ảnh AFP.
-Đúng là dân tộc mình cũng vẻ vang với mấy ngàn năm văn hiến nhưng tại sao lại hèn kém như vậy mình cũng cảm thấy chạnh lòng. Khi tôi quan sát dáng đi của người Việt Nam nhất là ngưới từ quê lên thành phố thì bao giờ cái dáng đi cũng có gì đó rụt rè. Trong khi đó thanh niên các nước như Hàn quốc, Nhật hay phương Tây thì nó rất nhanh và phong thái rất tự tin. Trong khi đó người Việt ngay trên đất nước của mình thì rất yếu ớt về mặt tinh thần.

Người như tôi luôn có tư tưởng cổ động cho thanh niên từ lúc còn hoạt động đoàn trong trường đại học. Mình muốn cổ động thanh niên nó mạnh mẽ hơn, dõng dạc tự tin và phát biểu thoải mái đó là suy nghĩ của tôi. Tuy nhiên tôi thấy Cộng sản không đáp ứng được cho mình làm những chuyện ấy vì vậy thì mình thấy rằng phải ra khỏi đảng vì nếu mình còn ở trong tổ chức đảng cộng sản thì mình không làm đựơc việc mà mình mong muốn tại vỉ tổ chức đảng cộng sản nó có những ràng buộc về luật lệ và mình cảm giác là không hợp nên xin ra thôi.

Ông Đỗ Xuân Thọ, cán bộ Viện Khoa Học Công Nghệ GTVT một đảng viên không còn trẻ để có hoài bão, ước mơ như ngày xưa ông đã từng có. Thế nhưng trước động thái mà đảng đang kêu gọi chỉnh đốn đối với ông chỉ là những công việc bề ngoài mị dân:

-Tôi đã về hưu sớm hai năm và tôi cũng bỏ đảng luôn. Tôi có thề khẳng định là tất cả mọi cái chắp vá, cải tiến, sửa đổi chính đốn đảng lần này đều là vô vọng. Không thể nào sửa chữa đựơc một cái hệ thống khi nó đã sai từ các nguyên lý, các tiền đề cơ bản.

Tất cả những đảng viên còn đi làm nhà nước thì họ thu người tuyệt đối lại, không phát biểu, phần lớn giữ thái độ trung lập. Thế còn những đảng viên đã về hưu rồi thì họ bàn tán vô cùng sôi nổi về cuộc đấu đá nội bộ này và họ chỉ mong xảy ra một cuộc như ở nước Nga mà ông Yeltsin đứng lên lãnh đạo đập tan cái chủ nghĩa xã hội này và mong muốn Nguyễn Tấn Dũng từ chức.

...

Hiện trạng tâm lý của đảng viên được ông Thọ miêu tả là hết sức tiêu cực, ngay cả những đảng viên giàu có và đầy thế lực cũng đang đánh nước cờ đào tẩu, ông Thọ cho biết:

-Nếu đảng viên có chức có quyền thì đang lo nơm nớp gửi tiền ra nước ngoài cho con đi du học dù nó ngu đến mức nào đi chăng nữa họ cũng cố gắng tống con ra nước ngoài với bất cứ giá nào vì họ biết tình hình trong nước là cực kỳ bất ổn. Cuộc chỉnh đốn đảng lần này chính là một cuộc thanh trừng nội bộ, tôi không nói là Nguyễn Phú Trọng nghĩ ra điều đó mà các tham mưu của ông Trọng, ông Dũng ông Sang nghĩ ra việc này.

Đảng Cộng sản Việt Nam xuất hiện năm 1930 khi tình hình chống Pháp đã chín muồi, hùng khí thanh niên sôi sục và lý tưởng giải phóng dân tộc cao vòi vọi. Trong khi hiện nay sau 68 năm, đảng không đưa ra được một lý tưởng cụ thể nào để thuyết phục đảng viên như những ngày đầu thành lập đảng. Một đảng chính trị thiếu mục tiêu tranh đấu, thiếu cương lĩnh chủ đạo để đảng viên tuân phục và nhất là ngọn cờ lý tưởng đã đựơc kéo xuống thì tương lai của nó ra sao?

Liệu khi những khiếm khuyết của chính nó không còn cách chữa trị nữa thì có nên thay thế bằng một đảng khác, không cầm quyền nhưng có chức năng giám sát chính quyền hay không? Lúc ấy không cần phải kêu gọi, lý tưởng vào đảng sẽ đựơc thanh niên thúc đẩy nhau gia nhập như thế hệ cha anh của họ 68 năm trước đã làm.

Một chính đảng với tư cách giám sát sẽ làm cho Việt Nam mạnh hơn, mặc dù phải hy sinh quyền lợi một số nhóm cầm quyền. Xu thế này đã và đang xảy ra trên khắp thế giới, liệu Việt Nam có tránh được hay không?

DienDanCTM
nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

HRW bác bỏ tuyên bố của Việt Nam về bản án khắc nghiệt đối với 3 blogger

Trà Mi-VOA 
Ba thành viên Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do:
Blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, và AnhbaSaigon
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch kịch liệt phản đối tuyên bố của chính quyền Việt Nam bác bỏ chỉ trích của thế giới về bản án đối với blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, và AnhbaSG.

Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 25/9 lên tiếng khẳng định các bản án mà Hà Nội dành cho ba thành viên Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do là đúng pháp luật Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế về quyền con người, kể cả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của công dân.

Ba blogger được nhiều người biết đến này hôm 24/9 bị tuyên án tổng cộng 26 năm tù về tội 'tuyên truyền chống nhà nước' liên quan đến 26 bài viết của họ đăng tải trên mạng mà chính quyền Hà Nội cho là 'chống phá nhà nước'.


Trước hàng loạt chỉ trích, lên án từ Hoa Kỳ, Châu Âu, Liên hiệp quốc, cũng như giới bảo vệ nhân quyền quốc tế về ba bản án được mô tả là 'khắc nghiệt', phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lương Thanh Nghị, ngày 25/9 một lần nữa lặp lại quan điểm lâu nay của Hà Nội rằng chính quyền Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ quyền tự do của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Việt Nam nói những người lãnh án là những người phạm pháp bị xử lý theo pháp luật Việt Nam.
  
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch cho rằng những lời tuyên bố này hoàn toàn ngụy biện, không đúng với thực trạng vi phạm nhân quyền đang ngày càng xuống cấp tại Việt Nam.

Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc tổ chức Human Rights Watch, ông Phil Robertson, nói với Ban Việt ngữ VOA rằng ông không hiểu làm sao người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam lại có thể phát biểu những lời lẽ vô nghĩa như thế:

"Tôi nghĩ phát ngôn nhân Lương Thanh Nghị nên bỏ thời gian tìm đọc điều 19 quy định về quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân trong Công ước Quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết tham gia. Tôi sẵn sàng gửi cho ông Nghị một bản nếu ông không tìm thấy trong thư viện của Bộ Ngoại giao Việt Nam."

Ông Phil Robertson nói tiếp:

"Vấn đề căn bản là Việt Nam chưa điều chỉnh luật lệ nội bộ cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Đó là quy trình mà những quốc gia phê chuẩn các hiệp ước quốc tế cần phải làm, nhưng Việt Nam lại không thực hiện. Điều 88 trong Bộ luật hình sự của Việt Nam hiển nhiên vi phạm các cam kết với quốc tế về tôn trọng nhân quyền, những cam kết mà chính Hà Nội tự nguyện tham gia. Ông Nghị có thể nói là các bản án này theo đúng luật Việt Nam nhưng điều mà ông ta không đề cập tới là luật của Việt Nam vi phạm nhân quyền một cách cơ bản nhất. Phiên xử ba blogger này không phù hợp chút nào với luật quốc tế về nhân quyền cả. Có lẽ nhiều người dân Việt Nam đang cười vào những tuyên bố của ông Nghị, những tuyên bố đó không gạt được ai đâu. Nếu Việt Nam cứ tiếp tục phủ nhận vấn đề kiểu này, thì sẽ có nhiều trở ngại cho họ trong nỗ lực tìm một chiếc ghế tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc vì không thể lừa các nước thành viên trong Hội đồng được đâu."

Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng tuyên bố là phiên tòa hôm 24/9 xét xử ba thành viên chủ chốt của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do diễn ra công khai, đúng luật, nhưng thân nhân và những người muốn dự phiên tòa cho biết đã bị lực lượng an ninh giam giữ và ngăn chặn bằng mọi cách.

Vợ blogger Điếu Cày, bà Dương Thị Tân, nói:

"Không có bất cứ một ai, kể cả các con tôi là những người hợp pháp được vào tòa với bố cháu, nhưng cũng không được. Họ bắt giữ tôi và con trai tôi, đồng thời họ cầm giữ con gái tôi ở nhà, không cho cháu tới trường đi học."

Blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, và AnhbaSG là tác giả của các bài viết phản ánh quan điểm về tham nhũng, chủ quyền đất nước, bất công xã hội, cổ xúy cho nhân quyền và kêu gọi dân chủ. Cộng đồng quốc tế lên án rằng các bản án dành cho họ là vô nhân đạo chứng tỏ Hà Nội không dung chấp các quan điểm đối lập và đàn áp các quyền căn bản của con người tới mức nào. 

Việt Nam là một trong ba nước đứng đầu thế giới về giam cầm blogger và những người thể hiện quan điểm bất đồng chính kiến trên mạng. Việt Nam hiện xếp thứ 172 trên 179 quốc gia trong bảng xếp hạng về Chỉ số tự do báo chí 2011-2012 và cũng có tên trong danh sách 'Kẻ thù của Internet' do tổ chức Phóng viên Không biên giới thực hiện.

Ủy ban Bảo vệ Ký giả quốc tế CPJ nhận xét Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia kiểm soát truyền thông nghiêm ngặt và khắc nghiệt nhất tại khu vực Châu Á.

Bản án của blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhbaSG được đưa ra giữa chiến dịch tăng cường kiểm soát internet của Việt Nam, với ít nhất 19 blogger đang bị giam giữ, theo thống kê của Tổ chức Phóng viên Không biên giới.

Mới đây, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vừa ban hành công văn hỏa tốc yêu cầu nghiêm trị các trang báo mạng công dân được nhiều người biết đến trong đó có Dân Làm Báo và Quan Làm Báo.
DienDanCTM
nguồn: http://www.voatiengviet.com

TIN NÓNG: CHIỀU NAY, KHỞI TỐ ÔNG TRẦN XUÂN GIÁ

Danlambao - Lúc 17h30, 27/9/2012, báo Tiền Phong Online lại tiếp tục đưa tin về việc ông Trần Xuân Giá (Cựu Bộ Trưởng Bộ KH-ĐT) bị cơ quan cảnh sát điều tra ra quyết định khởi tố, nhưng được cho tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú.

Đây là lần thứ 3 báo chí Nhà nước đăng tải thông tin về việc khởi tố ông Trần Xuân Giá. Trước đó, hôm 25/09, báo Tiền Phong cũng đưa tin ông Trần Xuân Giá bị khởi tố, nhưng sau vài tiếng báo này đã phải vội vàng rút lại bản tin.

Thông tin về việc ông Giá bị khởi tố cùng 3 người khác đã được loan truyền khoảng vài tuần nay, tuy nhiên vị cựu bộ trưởng Bộ KH-ĐT đã nhiều lần phủ nhận thông tin này.

Điểm đáng chú ý trong bản tin lần này là cơ quan điều tra có nhắc đến đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "...Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất chặt chẽ, đặc biệt là điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm ngân hàng, gây mất ổn định chính sách tiền tệ..."

Ngoài ra, thông tin về vụ việc cũng được cơ quan điều tra nói rằng: "...đã phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng như Viện KSND, Tòa án, Ngân hàng, Tuyên giáo…"

Tóm lại, có hay không việc khởi tố ông Trần Xuân Giá vẫn còn là một câu hỏi không thể giải đáp trong tình trạng thông tin nhiễu loạn như hiện nay. 

Với lối hành xử 'tiền hậu bất nhất' từ vụ bắt Dương Chí Dũng cho đến lệnh khởi tố ông Trần Xuân Giá góp phần làm cho hệ thống pháp luật VN trở nên hài hước, lố bịch hơn. Điều này cũng cho thấy các cuộc đấu đá trong hàng ngũ chóp bu Đảng CS ngày càng trở nên bát nháo, các bên dùng đủ thủ đoạn để triệt hạ nhau chỉ bằng một thứ 'luật rừng'.


Khởi tố ông Trần Xuân Giá và ba người khác

TPO - Chiều 27 - 9, Cơ quan công an công bố quyết định khởi tố bốn người, trong đó có ông Trần Xuân Giá (SN 1939) - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB.


Ông Trần Xuân Giá (phải) và ông Phạm Trung Cang.

Các ông Trịnh Kim Quang (SN 1954, trú tại quận 3, TP Hồ Chí Minh; Lê Vũ Kỳ (SN 1956, trú tại quận Ba Đình, Hà Nội) đều nguyên là Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB và ông Phạm Trung Cang (SN 1954, Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng Eximbank), cũng bị khởi tố. 

Trước đó, ngày 18-9-2012 Hội đồng quản trị (HĐQT) ACB đã họp và quyết định một số thay đổi nhân sự bằng việc chấp thuận việc từ nhiệm của các thành viên HĐQT, gồm ông Trần Xuân Giá - Chủ tịch HĐQT - từ nhiệm vì lý do sức khỏe; ông Lê Vũ Kỳ - Phó Chủ tịch HĐQT - từ nhiệm vì lý do cá nhân; ông Trịnh Kim Quang - Phó Chủ tịch HĐQT - từ nhiệm vì lý do cá nhân.

Theo Cơ quan cảnh sát điều tra, ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang đã ra chủ trương cho uỷ thác cho nhân viên dùng tiền Ngân hàng ACB gửi vào các tổ chức tín dụng sai quy định, gây hậu quả nghiêm trọng.

Cũng theo Cơ quan cảnh sát điều tra, cả bốn người là đồng phạm với ông Nguyễn Đức Kiên và ông Lý Xuân Hải (đã bị bắt tạm giam - PV) về tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. "Vì vậy Cơ quan điều tra đã khởi tố bốn trường hợp nêu trên", Cơ quan CSĐT cho biết.

Cơ quan CSĐT cũng cho biết, do các ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang có thân nhân tốt, thái độ khai báo thành khẩn, tích cực hợp tác với Cơ quan điều tra..., xét tính chất và mức độ hành vi vi phạm pháp luật nên chỉ áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, cho tại ngoại.

Với ông Trần Xuân Giá, Cơ quan điều tra khẳng định ông này là công dân bình thường, mọi người đều phải chấp hành pháp luật, ai có công lao đóng góp cho đất nước thì Đảng và Nhà nước ghi nhận, nhưng nếu có sai phạm pháp luật thì phải chịu trách nhiệm như mọi công dân khác.

Cũng theo Cơ quan điều tra, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất chặt chẽ, đặc biệt là điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm ngân hàng, gây mất ổn định chính sách tiền tệ.

Về đường lối xử lý vụ án, cơ quan điều tra cho biết đã phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng như Viện KSND, Tòa án, Ngân hàng, Tuyên giáo… thực hiện tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật và trong quá trình điều tra đảm báo khách quan, công tâm, thận trọng, minh bạch, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.Việc khởi tố, bắt tạm giam các ông Nguyễn Đức Kiên, Lý Xuân Hải trong thời gian vừa qua và khởi tố các ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang cho thấy chủ trương và quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ trong việc làm trong sạch và lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng thương mại nước ta.

Tiếp tục cập nhật...

Ông Trần Xuân Giá sinh năm 1939 tại Thừa Thiên - Huế, tốt nghiệp cử nhân kinh tế, có bằng Tiến sỹ kinh tế tại Liên Xô cũ. Từ 1966, là giảng viên tại Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

Từ 1981, ông làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước (hàm thứ trưởng); từ 1989, làm Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng (nay là Văn phòng Chính phủ); từ 1992, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ KH-ĐT); từ 1996, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT.

Từ năm 2003, ông Giá làm Trưởng Ban Nghiên cứu của Thủ tướng về đổi mới chính sách kinh tế - xã hội và hành chính. Sau khi nghỉ hưu, từ tháng 11-2006, ông làm cố vấn HĐQT Ngân hàng ACB, đến tháng 3-2008, làm Chủ tịch HĐQT.

Nhóm PV TPO

*Lần này chắc ông đi thật rồi! Lạy giời, đừng để các báo phải rút bài nữa!
Nguồn :DLB

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Việt Nam sẽ khó vào Hội đồng Nhân quyền LHQ?

Sau khi bản án dành cho 3 blogger CLB Nhà báo Tự do được tuyên hôm 24 tháng 9, nhiều chính phủ và cơ quan quốc tế trong đó có cả người đứng đầu cơ quan nhân quyền LHQ lên tiếng chỉ trích bản án mạnh mẽ.

AFP photo

Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bà Navi Pillay trên màn hình tại lễ khai mạc của một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 27/2/2012, ảnh minh họa.

Nói một đằng làm một nẻo

Vào cuối tháng 2 năm 2011, tại khóa họp lần thứ 16 của Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Thụy Sĩ, Việt Nam chính thức lên tiếng ứng cử vào cơ quan này nhiệm kỳ 2013-2016. Các cơ quan truyền thông trích lời Bộ trưởng Phạm Bình Minh (lúc đó là Thứ trưởng Thường trực) cho biết "Việt Nam cần tham gia vào Hội đồng Nhân quyền LHQ để cùng các nước thực hiện quyền con người", nhấn mạnh rằng bảo vệ nhân quyền là "chính sách nhất quán của Việt Nam".

Việt Nam gia nhập LHQ từ năm 1977. Từ giữa những năm 90, Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN thực hiện chủ trương "đa phương hóa". Nhưng những nỗ lực về cải thiện nhân quyền của Hà Nội vẫn chưa thật sự gây ấn tượng với cộng đồng quốc tế sau 35 năm trở thành thành viên 149 của tổ chức đa phương lớn nhất thế giới. Mặc dù vậy, cũng khó có thể nói cánh cửa bước vào Hội đồng Nhân quyền LHQ sẽ khép lại trước Việt Nam.

Tuy nhiên, sau phiên xử bị chỉ trích nặng nề từ cộng đồng quốc tế, từ Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ đến các cơ quan bênh vực nhân quyền và tự do ngôn luận như Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Tổ chức Phóng viên Không biên giới, Ủy ban Bảo vệ Ký giả, Ân xá Quốc tế… thì người ta càng có lý do để nghi ngờ về khả năng Việt Nam có thể giành lấy chiếc ghế tại Hội đồng Nhân quyền LHQ. Câu hỏi càng trở nên lớn hơn khi đúng một ngày sau khi phiên xử kết thúc, người đứng đầu cơ quan nhân quyền LHQ lên tiếng "quan ngại sâu sắc" về bản án dành cho ba blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải.

Thông cáo hôm 25 tháng 9 đánh đi từ Thụy Sĩ trích lời bà Navi Pillay nói rằng "bản án nặng nề của ba blogger là một ví dụ cho thấy những hạn chế trầm trọng của tự do ngôn luận tại Việt Nam".

Ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói rằng tình hình nhân quyền tại Việt Nam đang thụt lùi nhanh chóng và nó sẽ cản trở con đường tiến vào Hội đồng Nhân quyền LHQ:

Những hành động này không phải là những gì mà thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ có thể làm. Và những thành viên của hội đồng này nên nói cho Việt Nam biết là nếu Việt Nam thực sự muốn có chiếc ghế ở cơ quan này thì không thể bỏ tù những người chỉ đơn thuần viết lên suy nghĩ của mình.

Hội đồng Nhân quyền LHQ ra đời vào tháng 3 năm 2006 sau nghị quyết A/RES/60/251 của Đại Hội đồng LHQ. Cơ quan nhân quyền này ra đời thay thế cho Ủy ban Nhân quyền LHQ (UN Human Rights Committee) sau khi Ủy ban Nhân quyền LHQ bị chỉ trích vì có nhiều thành viên không có thành tích tốt về nhân quyền.

Hội đồng Nhân quyền LHQ chính là nỗ lực của LHQ nhằm cải tổ những điểm hạn chế của cơ quan tiền thân nên không có lý do gì nó sẽ mắc lại những lỗi lầm trước đó. Điều này cũng có nghĩa là việc xét duyệt trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ cũng khó khăn hơn.

Phương châm của Hội đồng Nhân quyền LHQ mà Việt Nam đang muốn trở thành thành viên là cân bằng, cải thiện và thúc đẩy nhân quyền trên thế giới. Một trong những khung pháp lý cơ bản làm nền cho hoạt động của cơ quan này là Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền cũng như Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị. Việt Nam đã thông qua và ký kết hai văn kiện quốc tế này nhưng có nhiều chỉ trích cho rằng Việt Nam chưa thực hiện đó.

Đàn áp tự do ngôn luận

chuacuuthe-250.jpg
Các băng rôn đòi tự do cho các blogger hôm 24/9/2012. Photo courtesy of chuacuuthenews
Trong thông cáo lên án bản án dành cho ba blogger, người đứng đầu cơ quan nhân quyền LHQ cho rằng bản án "làm suy yếu cam kết của Việt Nam trên quốc tế nhằm bảo vệ và thúc đẩy tự do ngôn luận".

Phát ngôn nhân bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Victoria Nuland cũng lên tiếng trong một thông cáo 24 tháng 9 nêu lên quan ngại về bản án của ba blogger và nhấn mạnh rằng bảo vệ nhân quyền sẽ là một bước cần thiết cho mối quan hệ hai nước.

Từ sau Đại hội ĐCSVN lần thứ 11, Việt Nam thực hiện chính sách hội nhập quốc tế. Trở thành thành viên của WTO, đang thương thuyết về Hiệp định tự do với EU, cũng hứng thú với Hiệp định Đối tác Xuyên TBD (TPP) và Hội đồng Nhân quyền LHQ… Việt Nam đang muốn chứng tỏ mình là một phần của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, ông Shawn Crispin đại diện cao cấp Ủy ban Bảo vệ Ký giả nghi ngờ về vai trò lớn hơn của Việt Nam:

Việt Nam không còn là đất nước cộng sản bị cô lập như trong thời xưa nữa mà dường như đã là thành viên của cộng đồng quốc tế rồi. Tôi nghĩ đây là lúc mà cộng đồng quốc tế nên lên tiếng mạnh mẽ hơn đối với Việt Nam. Ngoài những thành công về kinh tế thì Việt Nam phải có một vai trò lớn hơn về chính trị. Đây thực sự là lúc để chính phủ phương Tây biết rằng Việt Nam đàn áp tự do ngôn luận. Việt Nam hiện tại như là một phiên bản mới của Miến Điện.

Theo thông tin của Ủy ban Bảo vệ Ký giả, Việt Nam là nước đứng thứ hai tại Châu Á mà có nhiều nhà báo bị cầm tù nhất, trong đó đa số là giới blogger. Trong suốt 10 năm qua, Việt Nam luôn bị tổ chức Phóng viên Không Biên giới xếp vào 10 nước là kẻ thù của Internet. Hội đồng Nhân quyền LHQ hôm tháng 7 năm nay chính thức mở rộng định nghĩa nhân quyền trên một thế giới ảo trong đó cơ quan này xem tự do Internet là quyền cơ bản của nhân loại. Tuy đây không phải là một nghị định mang tính ràng buộc phát lý nhưng nó cũng có thể khiến Việt Nam "mất điểm" trước Hội đồng Nhân quyền LHQ khi Hà Nội bị các cơ quan quốc tế lên án về việc kết án các blogger sử dụng Internet để bày tỏ ý kiến.

Điều 69 Hiến pháp, điều 4 Luật Báo chí Việt Nam và cả điều 19 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị đều là những công cụ nhằm đảm bảo những quyền cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận của người dân. Tuy nhiên nó sẽ không thực sự có giá trị cho đến khi người ta áp dụng nó vào cuộc sống. Tuân thủ một cách đúng đắn những gì qui định trong hiến pháp và pháp luật không chỉ nhằm hòa nhập vào cộng đồng quốc tế mà chính là chìa khóa để mang đến quyền lợi cho người dân và tạo nên một chính phủ vững chắc. Một chính phủ vững mạnh không phải là một chính phủ được hơn 3 triệu đảng viên hay quân đội ủng hộ mà đó là một chính phủ dựa trên niềm tin và sự ủng hộ của dân chúng.


Nguồn :RFA