Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Dân oan Tiền Giang ngủ vỉa hè cạnh cổng tiếp dân của Nhà nước.

  Một số bà con dân oan từ Tiền Giang vừa gửi cho tôi, nhờ đăng lên mạng những bức ảnh về sự khốn khổ của họ khi ra Hà nội khiếu kiện về đất đai. Họ cho biết : tối qua họ gần năm chục người đã phải mua bạt dứa để trải ra hè, hai bên cổng trụ sở tiếp dân trung ương đảng và Nhà nước tại Số 1 Ngô Thì Nhậm Hà đông để ngủ dưới trời rét mướt : 





Ảnh chụp lúc 7 giờ sáng hôm nay.

   Bà con cũng cho biết : hết giờ làm việc, trụ sở dồn hết bà con ra đường và kéo cổng sắt lại. Từ trong Tiền Giang ra đây không quen biết ai, không có người nhà và cũng không có tiền đển đủ thuê nhà trọ. Tất cả dồn tiền nhờ dân gần đó mua giúp bạt dứa, có bác nhà gần đó thương tình mang cho một tấm và mấy cái áo rét cũ. Bà con trong kia đâu biết ngoài này rét mà mang áo khoác ?
  Điện thoại của tôi đang reo đây, bà con đang gọi nhờ cậy. Tôi thì giúp gì được cho họ bây giờ thưa mấy cán bộ trung ương ?
 Tôi sẽ đăng tiếp tin về tình hình của bà con sau khi có thông tin tiếp theo, tôi mong rằng có ai đó ở gần nếu có chăn hay áo khoác cũ có thể cho bà con để chống lạnh. Người trong Nam không chịu rét như chúng ta ngoài Bắc, hãy nhớ câu bầu ơi thương lấy bí cùng.
         

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

NÓNG!!! Tường thuật trực tiếp phiên tòa xử Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang

VRNs (30.10.2012) – Sài Gòn - Lúc 09:00 – Một số độc giả cho biết chỉ mới nghe các sáng tác của các nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang, nhưng chưa được đọc kỹ từng lời, và họ xin phổ biến lời của những bản nhạc đó, để công chúng Việt Nam có thể thẩm định để tự mình biết là họ có phản động hay những người bắt họ là phản động.

VRNs xin giới thiệu hai nhạc phẩm nổi tiếng của Việt Khang là Việt Nam tôi đâu và Anh là ai.Lúc 08:40 – Bình luận nhanh về phiên tòa, và đưa chi tiết thông tin xử an. Mời quý vị xem video ở dưới.Lúc 08:00 – Chị Trần Thị Anh Mỹ, chị ruột của nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình cho biết: "Tôi đang đứng trước cổng tòa án, nhưng công an ngăn tôi, không cho tôi vào bên trong sân tòa. Tôi nói tôi là chị của Trần Vũ Anh Bình, họ đòi tôi phải xuất trình giấy tờ liên quan. Tôi đưa chứng minh nhân dân cho họ xem, họ không đồng ý, và đòi phải trở về nhà mang hộ khẩu lên cho họ xác minh". 

Đây là cách công an áp dụng luật sai, vì theo Luật cư trú, hộ khẩu không được quyền dùng để cho phép hay không cho phép một ai vào tòa án. Đây là cách công an cố tình ngăn cản người có liên quan, ruột thịt đến dự phiên tòa bất công của con em mình.

Từ Vũng tàu, chị Bùi Hằng chia sẻ: "hôm nay, bao trái tim dù ở gần hay cách xa ngàn trùng đang hưỡng về cùng 1 điểm, đó là TOÀ ÁN SÀI GÒN nơi xét xử 2 nhạc sĩ yêu nước và chỉ nói lên nỗi đau xót sự thật trong xã hội ta.Toà án nơi đấy đã không còn là của Nhân Dân nữa khi mà liên tục những bản án bất công – "ô nhục" được ban ra và cán cân pháp luật bị bàn tay kẻ vong nô bán nước bẻ gãy.Chúng ta hướng về nơi đó cầu nguyện cho những con người có trái tim yêu nước và không khuất phục bạo tàn.Chúng ta cầu nguyện cho chính nghĩa- công bằng lẽ phải sẽ đến với người dân nước Việt bao năm lầm than.Chúng ta tin tưởng tuyệt đối vào chân lý CHÍNH NGHĨA SẼ THẰNG HUNG TÀN và quan niệm bất biến rằng:"Ở đời này ai nợ ai bất cứ thứ gì đều phải trả, đôi khi phải trả bằng chính tính mạng mình, và trả từ đời này qua đời khác". Câu nói từ chính miệng 1 ông tướng trong ngành công an vô tình tôi nghe được đêm qua".Lúc 07:36 -Tại trước cổng tòa án, chưa thấy xe chở hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình đến, nhưng đã có 100 công an mặc sắc phục đứng trước cổng tòa án. Ở công viên đối diện có khoảng 50 an ninh mặc thường phục đang đi tới đi lui, quan sát và gọi điện thoại, bộ đàm liên tục.

- Lúc 07:09 – Trên các ngã đừơng từ DCCT đến Tòa án, số 131 Ngan Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý), quận 1, công an đã được bố trí ở các ngã tư rất đông. Mỗi ngã tư có từ 20 đến 25 công an và mật vụ mặc sắc phục lẫn thường phục.

Theo ghi nhận của VRNs, các trạm cảnh sát giao thông giao với đường Điện Biên Phủ (Phan Thanh Giản) công an đứng đông hơn. Ngã tư cắt dường Bà Huyện Thanh Quan (đường từ nhà thờ DCCT ra Tòa) và Trương Định là đông nhất. Ở các trạm cảnh sát giao thông này có cả hàng rào và những công cụ khác để phòng chống bạo động đang được nhân viên an ninh trong tư thế sẳn sàng đẩy ra đường, ngăn người đi bộ hành, diễu hành trên lề đường.


Theo VRNs, hôm nay không có đoàn nào xuất phát từ tu viện DCCT Kỳ Đồng cả, các phóng viên đã có mặt ở các vị trí của mình để làm việc từ tối hôm qua.

Chúng tôi sẽ tiếp tục tường thuật diễn tiến phiên tòa này.

Xin quý vị theo dõi.


NÓNG!!! Tường trình trực tiếp TRIỆU CON TIM - CÙNG MỘT KHÁT KHAO

DCCT - Chiều hôm qua, giờ Việt Nam, Tổ chức ân xá quốc tế (Amnesty International) đã phổ biến một thông cáo báo chí, trong đó, có viết: "Đây là một cách hành xử lố bịch đối với những người chỉ vì sáng tác những bản nhac. Những người này là những tù nhân lương tâm, bị giam giữ chỉ vì họ thể hiện quyền tự do ngôn luận thông qua các bài hát của họ và các hoạt động phi bạo lực của họ một cách hòa bình, và họ nên được trả tự do ", ông Rupert Abbott, nhà nghiên cứu về Việt Nam của Tổ chức Ân xá Quốc tế.


7:45 Cali - USAMọi người tham dự đêm thắp nến đang lần lượt kéo về tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ tại thành phố Westminster, California. Được biết hôm nay thứ hai mọi người đều phải đi làm - nhưng đồng bào đã cố gắng xin phép sở làm về sớm để có hể tham dự đêm thắp nên đồng thời theo dõi phiên xử Việt Khang & Trần Vũ Anh Bình.Một em thanh niên chia xẻ: Em phải đi để yểm trợ tinh thần hai anh ấy. Hai anh ấy là 2 con người quả cảm, gan dạ, chúng em rất thán phục.7:30Các phóng viên đã đến và chuẩn bị làm việc. Chưa có sự ngăn chặn nào. Tuy nhiên công an mật vụ chắn tại các ngã tư đường rất đông cùng các hàng rào chắn bạo động. Đã có khoảng 100 công an đồng phục và hơn 50 công an thường phục, điện thoại di động sử dụng liên tục đang rảo quanh dò xét chung quanh khu vực tòa án.7:00 Sài Gòn
Quang cảnh chung quanh tòa án:
Hàng rào sắt được kéo từ UBND phường ra ngã tư từ đêm hôm qua 29-10-2012, đã được công an mật vụ kéo đến ngay ngã tư Bà Huyện Thanh Quan và Kỳ Đồng, ngay trước cổng nhà thờ, tu viện DCCT Sài Gòn để ngăn chặn người tham dự phiên tòa vào 8 giờ sáng nay, 30-10-2012





Tại ngã tư bà Huyện Thanh Quan & Kỳ Đồng
Hàng rào chống bạo động

6:15 CaliforniaTin tại SF, Hoa Kỳ cho hay, cuộc biểu tình trước tòa đại sứ CSVN rất khí thế.6:00 Washington DCP/v TNM tại Washington DC cho biết, cuộc biểu tình tại DC không thực hiện được vì cơn bão lớn Sandy đang quét qua vùng này. Mưa rất to và gió thổi mạnh, các cơ sở làm việc và ngay cả thị trường chứng khoán Wall Street đều đóng cửa. Trời cũng khóc cho sự lầm than của dân Việt. 29-10-2012

Quang cảnh bên ngoài cổng tòa án Sài Gòn trên đường Nam kỳ  Khởi Nghĩa chiều 29-10-2012 trước ngày phiên tòa xử 2 nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình




Thật mỉa mai: "KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO" được giăng treo ngay cổng vào nhà giam 4 Phan Đăng Lưu SG, nơi công an CSVN đang giam giữ tước đoạt tự do bày tỏ lòng yêu nước của 2 nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình.


Đây là một trong những biểu ngữ được ĐCSVN sử dụng như một lá chắn che dấu những thủ đoạn bịt mồm, bit miệng, thanh toán hãm hại người yêu nước

 Cổng vào trại giam 4 Phan đăng Lưu, SG  

Nguồn :

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Giáo dân Cồn Dầu không còn hy vọng

Photo courtesy of sungroup.com.vn

Dự án khu đô thị sinh thái bán đảo Hòa Xuân.

2012-10-28

Những hộ gia đình còn lại tại giáo xứ Cồn Dầu tiếp tục đối diện biện pháp cưỡng chế trong vô vọng.

Dự án đô thị sinh thái

Làng đạo Cồn Dầu được hình thành cách đây hơn một thế kỷ với những thế hệ giáo dân thuần thành chuyên làm nông nghiệp trở thành một mảnh đất vàng trong dự án phát triển khu đô thị sinh thái của Tập đoàn Mặt Trời, Sun Group.

Khi truy cập vào trang chủ của Tập đoàn Mặt trời, người xem được giới thiệu về dự án này với nguyên văn như sau: "Dự án được đặt tại ví trí vô cùng đắc địa về mặt phong thủy cũng như về mặt cảnh quan. Gần Ngũ Hành Sơn và tọa lạc tại ngã ba sông Hàn , sông Cẩm Lệ và sông Cổ Cò với ba mặt giáp sông, hài hòa giữa phong cảnh sông và núi, nằm trong quy hoạch tổng thể của Đà Nẵng nhằm phát triển mạnh đô thị về phía Nam."

Diện tích của khu này đuợc nhà đầu tư cho biết rộng 450 héc ta. Và làng Cồn Dầu nằm trong số 440 hec ta phải bị giải tỏa trắng để giao đất cho chủ đầu tư theo quyết định của cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng.

Nhà cửa thì đền bù không thỏa đáng mà cứ kêu lên kêu xuống, nói này nói kia miết, cứ hù dọa.

Một giáo dân Cồn Dầu

Dù sau mấy năm triển khai, nhưng đến nay nhiều người dân tại Cồn Dầu vẫn chưa đồng ý để địa phương kiểm định đất và nhà của họ, Một lý do được người dân đưa ra là giá cả đền bù quá thấp; không thỏa đáng. Nếu họ nhận tiền đền bù để lên khu tái định cư thì số tiền đó không đủ để xây dựng lại nhà cửa. Đó là chưa kể đến việc mất nguồn đất làm nông không biết phải làm gì để sống khi lên tại khu vực tái định cư.

Một người trong số 100 hộ dân còn lại vẫn chưa chịu di dời và đang bị chính quyền địa phương thông báo sẽ cưỡng chế trong những ngày tới cho biết thực tế cuộc sống gia đình như sau:

"Nhà cửa thì đền bù không thỏa đáng mà cứ kêu lên kêu xuống, nói này nói kia miết, cứ hù dọa. Đất đai thì ví dụ họ đền bù rẻ quá. Đất thực tế thì chưa có, mà có thì bán không được, không đủ để làm nhà. Mà con thì đông, đứa nào cũng lớn đến tuổi có gia đình hết rồi, Khổ vậy đó."

Trong khi dự án chưa hình thành, nhà đầu tư đã rao bán đất trong khu vực dự án mà Tập đoàn tư nhân Mặt Trời được chính quyền giao 450 hec ta đất tại phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ để thực hiện dự án khu đô thị sinh thái chưa được nhiều người dân địa phương đồng thuận đó. Cụ thể mạng muabannhadat.com.vn đưa ra giá tham khảo cho đất nền là từ 7 đến 8 triệu đồng một mét vuông.

Ước vọng dân bị cưỡng chế

condau-giaophandanang-250.jpg
Giáo dân xứ Cồn Dầu - Đà Nẵng. Photo courtesy of giaophandanang.org.
Tin cho biết riêng tại khu vực Cồn Dầu có chừng 350 hộ gia đình, hơn hai phần ba phải chấp nhận về khu tái định cư hay trước đó tự động bán nhà cửa, đất ruộng để đi nơi khác nhằm tránh sự bức bách của chính quyền địa phương. Cuộc sống của họ không khá hơn so với trước như thuật lại của người dân hiện còn lại tại Cồn Dầu như sau:

"Hồi xưa có ruộng nương, giờ mất hết ruộng nương ở nhà không chứ làm chi. Ở nhà không đâu có tiền tiêu, khổ rứa chứ… Họ đổ đất chỗ ni, chỗ kia, lổm chổm - loi coi, làm cho ngập nước thêm. Bây giờ có người lên khu mới rồi mà cực khổ quá, họ trở về họ trồng rau… đó chứ."

Họ ưng nhất là gần nhà thờ để đi 'lễ', kinh nguyện. Họ gắn bó với xứ đạo hơn trăm năm nay, họ không ưa đi xa nữa.

Một giáo dân Cồn Dầu

Còn những người cố gắng bám víu lại căn nhà trong giáo xứ thì ngoài lo lắng không có đủ tiền khi nhận khoản bồi thường do Nhà Nước qui định để lên khu tái định cư làm lại cuộc đời mới; họ chỉ mong muốn được tái định cư quanh ngôi nhà thờ mà mấy đời cha ông họ đã góp công, góp sức gây dựng nên. Người dân còn lại của Cồn Dầu bày tỏ:

"Dồn họ vô chỗ mô gần nhà thờ. Họ ưng nhất là gần nhà thờ để đi 'lễ', kinh nguyện. Họ gắn bó với xứ đạo hơn trăm năm nay, họ không ưa đi xa nữa. Gia đình tôi cũng thế; chính vì thế mà đập đi hết rồi còn một mình gia đình tôi 'chóc ngóc' bên này đây."

Ngoài nhà cửa, ruộng vườn, người dân tại Cồn Dầu còn có khu nghĩa trang chôn cất thân nhân cũng phải bị di dời. Trong vấn đề này, giáo quyền Đà Nẵng đã nhận đất của chính quyền đổi để dời nghĩa trang; thế nhưng người dân vẫn có ý kiến không đồng thuận:

"Nhà thờ để nguyên, nhưng phải dời nghĩa địa đi. Giám mục đứng về phía chính quyền yêu cầu giáo dân dời đi. Nói là của giáo hội nhưng cũng là của giáo dân vì do giáo dân đóng góp xây dựng lên. Bây giờ phải hỏi ý kiến giáo dân, giáo dân không đồng tình."

Chính quyền ra tay

con-dau-250.jpg
Đất bao vây những gia đình còn sót lại ở giáo xứ Cồn Dầu. Photo courtesy of Nữ Vương Công Lý.
Tuy nhiên ước vọng được người dân Cồn Dầu vừa rồi bày tỏ đã một lần nữa bị chính ông Nguyễn Bá Thanh, bí thư thành ủy Đà Nẵng bác bỏ tại lần cuộc họp mới nhất với người dân tại Cồn Dầu hồi tháng 8 vừa qua. Người dân Cồn Dầu thuật lại một số nội dung cuộc gặp mặt mà chính bà này có tham dự:

"Ông Thanh nói là giải tỏa sẽ khá hơn, bà con đừng lo cực khổ. Ai cực khổ thì đến gặp tôi. Nhưng tôi không biết chắc có ai đến gặp ông Thanh chưa. Còn chuyện ở lại thì ông nói không có vì đất này đã bán rồi…"

Vào chiều ngày 25 tháng 10 vừa qua, chúng tôi gọi đến số điện thoại của ông bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh để hỏi thăm thông tin liên quan vụ việc giải tỏa nhà của người dân tại xứ đạo Cồn Dầu cho dự án khu du lịch sinh thái Hòa Xuân, thì ông Nguyễn Bá Thanh cho rằng đã chuyển qua cho chính quyền thực hiện, còn ông đang bận họp nên cúp máy: "Anh là ai? Việc đó đã giao cho bên chính quyền rồi. Tôi đang họp."

Theo nhận định của những người dân còn bám trụ lại tại Xứ Đạo Cồn Dầu thì chính quyền đang tiếp tục triển khai việc cưỡng chế bằng cách làm từng nhà một như cách thức 'bẻ gãy từng chiếc đũa' như mới nhất đối với căn nhà của gia đình ông Hùynh Ngọc Chạy hồi ngày 2 tháng 10 vừa qua. Người dân Cồn Dầu kể lại ngày hôm đó:

"Như hôm cưỡng chế nhà anh Chạy, công an giữ từ ngoài Đò Xu vô tới trong ni, cấm không cho dân tới. Tôi có nói với họ nếu cưỡng chế thì báo cho tôi trước ít ngày để tôi che cái chòi ở rồi giao cho họ muốn làm gì thì làm."

Những người trong cuộc nhận thấy dù thế nào đi nữa thì cuối cùng sức mạnh của lực lượng cưỡng chế sẽ buộc tất cả phải ra đi.


Nguồn :RFA

Chống Trung Cộng cướp đất chiếm biển Việt Nam là chống nhà nước


VRNs (29.10.2012) – Một ngày trước khi cái gọi là tòa án nhân dân TP.HCM đưa 2 nhạc sĩ sáng tác những bài hát khích lệ lòng yêu nước là Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình ra xét xử sơ thẩm sau hơn 1 năm giam giữ họ. Rất nhiều người bày tỏ sự phẫn nộ với nhà cầm quyền VN trước hành động này, vì báo chí chính thống của nhà nước cũng đăng tải nhiều bài viết khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của VN thì việc làm của 2 nhạc sĩ này và nhiều người khác như các bloggers Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Anhbasaigon,… hoàn toàn phù hợp với đường lối chính sách của nhà nước VN. Cớ sao họ bị đối xử như vậy?

VRNs xin giới thiệu bài viết của tác giả Bắc Trung Nam. Bài viết phản ánh quan điểm và văn phong của tác giả. Mọi góp ý xin gửi vềchuacuuthe@gmail.com.

—————-

Sau nhiều đợt đàn áp, khủng bố và bắt bớ những người con ưu tú của tổ quốc đã công khai chống đối sự xâm lấn biên thùy VN của Trung cộng, họ đã oan ức lãnh chịu những bản án vô lý, vô nghĩa, vô nhân tâm của chính quyền cộng sản VN, những tay sai theo đóm ăn tàn dưới sự lãnh đạo của đảng không ngừng tiếp tục sách nhiễu và rình mò tấn công mọi phía những người quan tâm lo lắng cho vận mệnh dân tộc. Nhưng họ đã ngỡ ngàng, kinh ngạc và lo lắng khi thấy bàn tay sắt của đảng không đem lại kết quả, ngược lại tập thể đảng bán nước đang lo sợ bối rối vì phải đối mặt với giới trẻ VN và giới trí thức. Họ đã can đảm hiên ngang đứng lên công khai bày tỏ sự bất tín nhiệm với nhà cầm quyền, công khai chỉ trích sự hèn nhát nhu nhược của ĐCSVN quỳ mọp trước quan thầy Trung Cộng, công khai phản đối điều luật mới chưa thành văn đang được nhà nước cộng sản áp dụng với nhân dân Việt Nam yêu nước: chống Trung Cộng là chống nhà nước Việt Nam.

Ngày 30 tháng 10 tới đây, một lần nữa điều luật mờ ám, nhơ nhớp, phản bội tổ quốc sẽ được tòa án nô bộc của đảng áp dụng để kết tội Việt Khang và Anh Bình vì hai chàng trai trẻ đã phản đối sự lộng quyền chiếm đảo lấn đất Việt Nam của Trung Cộng và chắc chắn nhà nước cộng sản sẽ buộc tội họ là tuyền truyền chống đối nhà nước như đã nhiều lần áp đặt cho những nhà đấu tranh trước đây và sẽ đưa họ vào tù, cách ly với xã hội đang cuồn cuộn sôi vì tức giận. Với phương cách ác độc đó đảng cộng sản nghĩ tưởng sẽ dập tắt được mầm mống chống Trung Cộng nhưng họ đã phạm một sai lầm lớn vì không phải cá nhân những người đó là chân lý nhưng sự toàn vẹn tiền đồ của dân tộc là động cơ chính để thúc đẩy con dân nước Việt tiếp nối nhau đòi quyền dân tộc tự quyết. Những hình ảnh hãi hùng mang đầy tính đe dọa cố tình cho công chúng thấy để sợ như tình trạng sức khoẻ và những vết đòn thù còn in trên mặt của chị Bùi Thị Minh Hằng lúc được trả tự do, khuôn mặt bầm tím do bị đánh của Hoàng Vi… đã không đem lại kết quả cho đảng, ngược lại dòng máu nóng đấu tranh cho sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải đã nhanh chóng truyền tay sang lớp trẻ. Phương Uyên là một trong những người trẻ đã nhận lửa yêu nước từ những người đi trước và sau Phương Uyên sẽ có hàng triệu bạn trẻ một ngày nào đó sẽ đứng lên đòi công lý và công bằng, đòi quyền làm chủ đất nước và đòi quyền góp sức chung xây một Việt Nam mới.

Công lý đang bị một nhà cầm quyền bán nước chà đạp tơi tả. Sự thật đang bị nhà nước cộng sản che đậy bằng bạo lực và khủng bố đánh đập. Tinh thần yêu nước thương nòi được cân đo đong đếm bằng đô-la, bằng bia rượu.

Từ nay với nhân dân Việt Nam, ngày 30 tháng 10 sẽ là ngày quốc nhục. Nhục và đau lòng vì đất nước đang do một nhóm người vô tâm cai trị. Nhục và xót xa vì tổ quốc không còn quyền tự chủ. Nhục và phẫn uất vì con dân Việt Nam không được quyền yêu nước. Nhục và căm hờn vì trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam bị bôi nhọ để đánh đổi bằng tiền bạc và quyền lực.

ĐCSVN đang cố dùng mọi biện pháp mạnh và tàn ác để đe dọa người yêu nước nhằm ngăn ngừa cơn sóng phẫn uất của nhân dân Việt Nam sắp bùng lên và để đe dọa tuổi trẻ nối chân tiền nhân hùng dũng lên tiếng phản đối sự xâm lăng của Trung Cộng. Tuổi trẻ ngày nay đã khẳng định ý chí và lập trường của mình, họ sẵn sàng chấp nhận tù đày đánh đập để nói lên lòng yêu nước của mình. Sẽ có những anh em bộ đội trẻ tỏ rõ sự bất mãn và không bao giờ quay súng bắn vào đồng bào của mình chỉ vì tất cả muốn bảo vệ mảnh đất của tiền nhân đã vun đắp. Có thể một bộ phận công an đã thấy và hiểu sự gian trá bán nước của đảng. Một ngày nào đó họ sẽ đứng về phía nhân dân để cùng hô to: Việt Nam muôn năm!

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu đảng cộng sản cứ ngoan cố bám víu vào Trung Cộng để bán lãnh thổ đất nước đổi lấy quyền lực và làm giàu cá nhân? Nhà nước cộng sản đang thật sự cô đơn trong trận chiến đòi tự do dân chủ của nhân dân. Đối trọng với quyền lực nhà nước cộng sản đã ngày theo ngày hiện ra rõ ràng hơn đó là ý chí của toàn dân. Sức mạnh này sẽ xô đảng vào huyệt mộ nếu đảng không chịu tự rút ra khỏi chính quyền.

Giải pháp khôn ngoan nhất để tránh hậu quả xấu là trao trả quyền làm chủ đất nước cho toàn dân, nhận lỗi với đồng bào, hòa giải với lịch sử và dân tộc để còn có chỗ dung thân khi đang còn thời gian để thực hiện.

 

Bắc Trung Nam