Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

Thêm một bản án gây phẫn uất cho dân oan

2012-06-29

Hôm thứ Năm ( 28 tháng Sáu, 2012), Toà Phúc Thẩm TP Cần Thơ xét xử và y án tù 2 năm 6 tháng dành cho bị cáo dân oan Nguyễn Văn Tư – cũng là tín đồ Phật Giáo hoà Hảo – về tội danh gọi là "lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm đến lợi ích Nhà nước".

RFA

Chỉ do làm đơn tố cáo khiếu nại ông Nguyễn Văn Tư bị Toà Phúc Thẩm TP Cần Thơ xét xử và y án tù 2 năm 6 tháng (ảnh trước lúc bị bắt )

Ngay sau phiên toà phúc thẩm ngày 28 tháng Sáu này, người con trai tên Nguyễn Văn Tuấn của bị can dân oan Nguyễn Văn Tư không dằn được nỗi phẫn uất:

Nguyễn Văn Tuấn: Phiên toà hôm nay làm tôi buồn từ trưa tới giờ. Bây giờ tôi chỉ đòi lại sự công bằng cho ba tôi thôi (khóc). Tôi không biết nói gì hơn (khóc). Gia đình tôi quá nghèo khổ, quá bức xúc. Tôi chỉ muốn đòi lại quyền lợi cho ba tôi (khóc). Tại vì ở đây họ chỉ đè nén. Nếu ba tôi nhất cử nhất động gì thì họ họ ghán ghép tội này, tội kia để đè nén ba tôi.

Có luật sư bào chữa cũng như không

 

Trong phiên phúc thẩm ấy, cả gia đình ông Nguyễn Văn Tư, còn gọi là Tư Hồng, cùng nhiều nông dân ở Nông trường Sông hậu được dự, như Nguyễn Văn Tuấn cho biết:

Nguyễn Văn Tuấn: Nói chung là cả nhà tôi đi hết. Nhà có anh chị em – 3-4 người – thì đi. Rồi bà con ở trong nông trường hay, họ cũng xuống. Họ cũng vẫn cho vô toà ngồi nghe, nhưng mà không cho có ý kiến gì hết, có nghĩa là mình xin nói thì họ nói là phiên toà này xử ông Nguyễn Văn Tư chứ không phải xử bà con. Chỉ có bên thẩm phán và bên Viện Kiển sát hỏi rồi bên Luật sư tranh cãi với nhau thôi.

Nguyễn Văn Tuấn mô tả lại diễn tiến phiên toà như sau:

Nguyễn Văn Tuấn: Hôm nay LS Hà Huy Sơn biện hộ cho thấy không có bằng chứng gì để buộc tội ba tôi hết. Rồi hỏi bên Viện Kiểm sát, Viện Kiểm sát không trả lời được. Có nghĩa là muốn kết tội người ta thì phải có nhân chứng, vật chứng hay những gì liên quan. Viện Kiểm sát trả lời không được nhưng vẫn ghép tội. Ba tôi hỏi ba tôi làm gì nên tội.

LS Hà Huy Sơn bào chữa rất hay, tưởng chừng như ba tôi sẽ được trắng án. Nhưng sau khoảng 2 tiếng nghị án, toà tuyên án ba tôi 2 năm 6 tháng tù, và cho công an bắt ba tôi đưa ngay vô trại giam rồi

Nguyễn Văn Tuấn

Thí dụ như một cái đơn viết thưa chính quyền ở đây là thu dư số lúa nhưng không trả. Rồi những người dân khác thấy đơn như vậy, bảo đọc cho họ nghe, họ vừa ý, mượn đơn của ba tôi để sao ra. Họ không biết chữ, nhờ viết tên dùm họ rồi họ ký và khẳng định chịu trách nhiệm. 15 nông dân này đã ký tên và đều chấp nhận trách nhiệm hết. Nhưng giới cầm quyền gán tội cho ba tôi là "phản động" . LS biện hộ rằng như vậy là không phải, vì hiến pháp, luật pháp quy định người dân được quyền thưa kiện. Nói chung, LS Hà Huy Sơn bào chữa rất hay, tưởng chừng như ba tôi sẽ được trắng án. Nhưng sau khoảng 2 tiếng nghị án, toà tuyên án ba tôi 2 năm 6 tháng tù, và cho công an bắt ba tôi đưa ngay vô trại giam rồi.

Chúng tôi có liên lạc với LS Hà Huy Sơn, nhưng vì lý do tế nhị nên ông không tiện đi vào chi tiết vấn đề:

LS. Hà Huy Sơn: Tôi không muốn phổ biến vụ này vì còn liên quan đến các khách hàng, thân chủ khác của tôi. Anh có thể hỏi gia đình họ.

Anh Nguyễn Văn Tuấn bày tỏ bất bình trước một phiên xử chỉ mang lại thêm nỗi oan khiên cho tá điền vốn đã bị chủ điền – là Nông trường Sông Hậu – chèn ép qua hàng chục năm thu tô vượt quy định của Nhà nước.

Nguyễn Văn Tuấn: Tôi nhận xét phiên toà này quá vô lý, quá phi nghĩa. Tại vì người dân không có tội mà chính quyền đè ép người dân thôi. Mà thưa thì không ai xử, không ai giải quyết, chỉ có hứa với hẹn; mà hứa với hẹn thì ba tôi phải làm đơn gởi tiếp. Gởi xong thì họ cũng hứa rồi lại hẹn chứ đâu có giải quyết. Từ chỗ đó dân mới bức xúc. Sự thật là dân thưa để đòi lại những khoản lúa bị Nông trường Sông Hậu thu dư từ năm 1979 tới giờ - đã ba mươi mấy năm trời.

Nông dân oan ức kéo ra đông thì họ đổ thừa ba tôi sách động. Nhưng thực sự dân kéo ra đông là vì họ biết được quyền lợi của mình, nên kéo ra để đòi hỏi gặp giám đốc Nông trường Sông Hậu hay ai có trách nhiệm để có hướng giải quyết cho họ, hay hứa hẹn như thế nào đó...

Nguyễn Văn Tuấn

Nhưng họ đâu có trả. Không trả, không ra văn bản. Khi ra văn bản thì chung chung, bảo dân tìm giám đốc nông trường. Nhưng giám đốc nay đi họp, mai đi công tác, không được gặp. Nông dân oan ức kéo ra đông thì họ đổ thừa ba tôi sách động. Nhưng thực sự dân kéo ra đông là vì họ biết được quyền lợi của mình, nên kéo ra để đòi hỏi gặp giám đốc Nông trường Sông Hậu hay ai có trách nhiệm để có hướng giải quyết cho họ, hay hứa hẹn như thế nào đó cho họ vui lòng.

Khiếu nại bị 18 tháng tù, khiếu nại tiếp bị 2 năm 6 tháng tù…

 

Và người con trai của dân oan Nguyễn Văn Tư không khỏi lưu ý về tình cảnh "bị chiếu cố đặc biệt' của cha mình:

Nguyễn Văn Tuấn: Hiện bây giờ ở Cần Thơ chỉ có một mình ba tôi bị họ đặc biệt ghìm nén. Dân ở đâu, như huyện Cở Đỏ, Trung Thạnh, Thốt Nốt gì thì tôi không biết. Còn xuống Uỷ ban Nhân dân TP Cần Thơ thì họ nói ba tôi dẫn đầu. Trong khi ba tôi ăn chay trường, luôn ở nhà cúng, lạy. Ba buồn nên không đi đâu. Mà "chệch" một chút họ cũng đổ thừa cho ba là cầm đầu. Nói chung là họ gán ghép nhiều chuyện không thể hiểu nỗi.

Dân ở đâu, như huyện Cở Đỏ, Trung Thạnh, Thốt Nốt gì thì tôi không biết. Còn xuống Uỷ ban Nhân dân TP Cần Thơ thì họ nói ba tôi dẫn đầu. Trong khi ba tôi ăn chay trường, luôn ở nhà cúng, lạy...

Nguyễn Văn Tuấn

Hồi  tháng 9 năm 2008, ông Nguyễn Văn Tư bị Toà án nhân dân huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, kết án 18 tháng tù về tội danh gọi là "lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước" sau khi ông cùng một số tá điền Nông trường Sông Hậu khiếu nại lên Trung ương tại Hà Nội yêu cầu nông trường này trả lại mức thu tô vượt quy định nhà nước trong nhiều năm qua. Hà Nội đã cử đoàn thanh tra và có kết luận là việc thu tô vượt quy định của Nông trường Sông Hậu là sai trái. Và công an huyện Cờ Đỏ đã khởi tố ông Nguyễn Văn Tư vì cho rằng ông cầm đầu vụ khiếu nại này, mà hậu quả đến với dân oan Nguyễn Văn Tư – tức Tư Hồng, đó là bản án 18 tháng tù như vừa nói.

Sau khi rời nhà tù, vào tháng 7 năm 2010, ông tiếp tục làm đơn khiếu nại ra Hà Nội, tố cáo UBNDTP Cần Thơ không giải quyết đơn khiếu nai tố cáo, bao che sự thật, bao che những việc làm sai trái của Nông trường Sông Hậu, bỏ tù oan sai người khiếu nại. Cùng khiếu nại với ông còn có 15 tá điền khác, khiến công an cho rằng ông Nguyễn Văn Tư cầm đầu, xúi giục người khác, nên đã khởi tố ông với tội danh "Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước".

Hôm 17 tháng Tư vừa rồi, ông bị Toà án huyện Cờ Đỏ kết án 2 năm 6 tháng tù qua phiên toà không luật sư biện hộ, không nhân chứng, nạn nhân không được tự biện hộ; chỉ có một thân nhân – là con trai Nguyễn Văn Tuấn – được phép dự phiên sở thẩm này mà thôi.

Và phiên phúc thẩm hôm thứ Năm, dân oan, tín đồ PGHH Nguyễn Văn Tư vẫn bị y án sơ thẩm này.


Nguồn :RFA

Đừng chờ Minh Chủ!

Thế mới biết dân quyền và dân chủ là thứ phải trải qua nhiều thời gian, công sức mới có được. Đi biểu tình là chuyện bình thường thế nhưng cứ bị ngăn cấm thành ra nó cứ như là cái gì đó nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm. Vì thế mới nhất thiết phải cần có lãnh đạo. 


 

 

Dân ta vẫn có thói quen chờ đợi một minh chủ. Luôn cần có người chỉ đạo. Biểu tình vẫn phải có người có đủ uy tín đứng ra tổ chức. Vẫn cần phải có người đứng ra lãnh đạo biểu tình. Không chỉ phía CA, chính quyền suy nghĩ như vậy, mà ngay cả những người tham gia biểu tình cũng nghĩ như vậy. Và cho đến giờ họ vẫn đang đi truy tìm lãnh đạo!

Thế mới biết dân quyền và dân chủ là thứ phải trải qua nhiều thời gian, công sức mới có được. Đi biểu tình là chuyện bình thường thế nhưng cứ bị ngăn cấm thành ra nó cứ như là cái gì đó nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm. Vì thế mới nhất thiết phải cần có lãnh đạo. Thực ra, đi biểu tình biểu thị mong muốn, thái độ là quyền cá nhân, và chỉ cần nhân danh cá nhân là đủ. Chúng ta muốn được tự do bày tỏ quan điểm, thái độ của mình, nhưng rồi chúng ta lại vẫn băn khoăn vì chưa có người lãnh đạo. Thực tế cho chúng ta thấy là chỉ những người dám nhân danh cá nhân thì mới có đủ tư cách, bản lĩnh để thực thi quyền công dân của mình.

Quan điểm dân oan có nên tham gia biểu tình hay không. Đúng là họ biểu tình hay không thì đó là quyền của họ. Ngay cả chuyện nhóm kín nhóm hở, có lẽ cũng là điều không thực sự cần thiết cho cuộc biểu tình.  Như trên đã nói, đi biểu tình là thể hiện trách nhiệm và tư cách cá nhân. Dù là dân oan hay ai đi nữa cũng hoàn toàn có quyền đi biểu tình.

Và khi mà vai trò của người lãnh đạo, người tổ chức là không cần thiết thì vai trò nhóm cũng là không cần. Mọi người cứ quá nghĩ đến những hoạt động khác ngoài chuyện biểu tình để suy ra sự cần thiết của vai trò lãnh đạo, vai trò của nhóm. Nếu chỉ giới hạn trong việc kêu gọi, và chuẩn bị các vật dụng cho biểu tình thì cũng chỉ cần những người có lòng nhiệt tình cho một hoạt động chung. Sau khi cuộc biểu tình kết thúc, sự liên kết đó cũng kết thúc. Sự liên kết còn tiếp tục có còn hay không thì hoàn toàn tùy thuộc vào quan hệ cá nhân cũng như những mối quan tâm chung khác, có thể không liên quan gì đến việc đi biểu tình.

Tóm lại, cần tách biệt việc đi biểu tình với những hoạt động khác. Những hoạt động khác vẫn tiếp tục duy trì. Còn đi biểu tình, chỉ là một hoạt động mà ở đó, có thể có những người có chung những hoạt động khác, và cũng có thể không.

Còn chuyện coi thường hay đánh giá cao nông dân thì cũng là "di sản" của lịch sử để lại. Cứ nhìn kinh nghiệm của ĐCS mà xem. Các cuộc cách mạng của ta nông dân chẳng là lực lượng chính à? Nhưng rồi, khi hết vai trò thì họ lại trở về địa vị chiếu dưới thôi. Có lẽ cần nhớ một điều là bây giờ không còn là thời của dùng sức người để đánh đuổi ngoại xâm nữa.

Bây giờ là lúc người dân Việt Nam cần có được quyền của mình. Người Việt Nam cần tiếng nói của mình được tôn trọng. Mà khi đã nói đến dân quyền, đến dân chủ thì có nghĩa là dành cho mọi người dân chứ không thể chỉ cho một giới nào đó, một nhóm nào đó. Và đương nhiên, nông dân cũng là công dân Việt Nam. Khi người nông dân hay một nhóm nào đó chưa có được quyền công dân bình đẳng thì có nghĩa là công cuộc của chúng ta chưa hoàn thành, và cũng có nghĩa là thất bại.


Tác giả: Một nhà nghiên cứu xã hội học dấu tên

DZẬY SAO !

Thơ phiếm NHỎ TO Việt Nam ! Một đất nước nhỏ. Trong đất nước rất nhỏ đó có một cái thủ đô rất to. Trong cái thủ đô rất to này có những con đường rất nhỏ. Bên những con đường rất nhỏ lại có những ngôi biệt thự rất to. Trong những ngôi biệt thự rất to có những cô vợ nhỏ. Những cô vợ nhỏ dành cho các ông quan to. Những ông quan to đeo những cái cặp rất nhỏ. Trong những cái cặp rất nhỏ thường có những dự án rất to. Những dự án rất to nhưng hiệu quả lại rất nhỏ. Hiệu quả rất nhỏ, nhưng thất thoát thì rất to. Những thất thoát rất to thường được coi là những lỗi rất nhỏ. ( Source Google )


Nguồn :http://www.haingoaiphiemdam.com/NewsDetails.aspx?Id=818&&Code=tsnx

Nông dân Văn giang, Dương nội lại tiếp tục ...khiếu kiện !

  Sáng nay, nông dân Văn giang, Từ Liêm lại kéo nhau lên trụ sở Bộ tài nguyên môi trường để gặp lãnh đạo Bộ như đã hẹn cách đây hai ngày :

Thời trang ...ơn đảng.

Có Quốc gia nào hạnh phúc bằng ta, dân có sách mới áo hoa đây là nhờ ơn   ...ta (!)


Khẩu hiệu được nông dân Văn giang viết bằng tờ lịch treo tường.


Lại băng rôn phản đối chính quyền Hưng yên !

Các công dân của một Quốc gia hạnh phúc nhì thế giới đang ...rất hạnh phúc.

Ông bà chủ ngồi vỉa hè, công bộc trong phòng máy lạnh, 9am mà vẫn đóng kín cửa !

Hai cán bộ đây rồi, cửa đã hé mở !


Ecopark - ''ĐÔ THỊ SIN H T...ÁI" ?

Một dân oan Từ Liêm rất hạnh phúc trong bộ đồ thời trang mới.
 
  Trong một diễn biến khác, chiều qua công an phường Dương nội đã bắt hai người dân là bà Nguyễn Thị Tiến và bà Dương Thị Hoàn tại La cả vì lý do : " giữ đất của mình " khi chủ dự án lấy đất mà chưa giải quyết xong theo luật. Công ty cổ phần xây dựng và Thương mại Sơn tây làm chủ đầu tư.
 Sáng nay công an phường Dương nội đang triệu tập chị Tâm ra phường " làm việc" liên quan đến vấn đề " an ninh trật tự " trên địa bàn phường.
 Chiều nay bà con sẽ kéo nhau ra công an quận Hà đông để làm việc, đòi người và tiếp tục khiếu nại tới các cơ quan chức năng các cấp trong chuyện đất đai của họ.
   Hiện nay, không còn ngày nào  là không có chuyện nông dân khiếu kiện đất đai, bắt giữ, gây nhiễu cuộc sống nông dân của các cơ quan chức năng, chính quyền sở tại nơi dân đang khiếu kiện. Tuy nhiên, Quốc hội - nơi đại diện cao nhất cho các nông dân ít có các việc làm cụ thể để can thiệp, xử lý theo đúng thẩm quyền và trách nhiệm của họ.

Nguồn :NXD

Tin thêm trên blog:  basam


NÓNG! 9h45′ – Tin từ CTV: "Như đã hẹn làm việc sáng nay 28-6-2012 từ 9h sáng gần 600 bà con nông dân Văn Giang đến Bộ Tài nguyên Môi trường ở số 83 Nguyễn Chí Thanh để đề nghị gặp Bộ trưởng đối thoại. Trước đó Bộ trưởng đã nói tại Quốc hội là sẵn sàng trực tiếp đối thoại với nhân dân mất đất Văn Giang.

Cũng tại bộ Tài nguyên Môi trường có khoảng 50 người dân Tân Triều tới kêu cứu. Đoàn nông dân áo đỏ La Dương – Dương Nội vẫn miệt mài từ đầu tuần tới hôm nay có mặt tại số 1 Hoàng Hoa Thám, văn phòng Chính phủ, khu vực vườn hoa Mai Xuân Thưởng để kêu cứu tới ngài Thủ tướng.

Chiều ngày 27-6-2012, nông dân La Cả – Dương Nội ra giữ đất trong khu vực dự án đất dịch vụ do Cty CP xây dựng và thương mại Sơn tây. Bà Nguyễn Thị Tiến và bà Dương Thị Hoàng đã bị công an phường Dương Nội, Hà Đông bắt giữ. Trước đó trong kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ tồn tại sai phạm của Quận Hà Đông trong quá trình thu hồi đất, giải phóng mắt bằng. 

Cùng sáng nay TS Nguyễn Xuân Diện tới sở 4T theo yêu cầu làm việc của thanh tra sở 4T"

10h50′ – "Hiện nay số người ngồi rải rác xung quanh cổng và phòng tiếp dân Bộ TNMT đã lên đến khoảng 500, và còn đang tiếp tục đến. Bà con cho biết sẽ tham gia cuộc tuần hành ngày 1-7-2012 tới đây."

Có thêm gần 100 nông dân mặc áo đỏ mới ở Cổ Nhuế – Từ Liêm – Hà Nội cũng tới bộ Tài nguyên Môi trường để kêu cứu: