Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

BPSOS Phát Động Chiến Dịch “Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản”

- Cuộc đấu tranh thật cam go, dân quyền không phải là cho không ?
-‎_Cuộc hội luận của khối 8406 ngày 9/9/2012 về vấn đề chính quyền Mỷ sắp ban hành đặc quyền mậu dịch cho CQ CSVN,qua sự trình bày của TS Nguyễn Đình Thắng cùng LS Lâm Chánh Thọ qua Audio ' play P1' và P2:http://f.cl.ly/items/0s1s2d0Z321d1Y312A2R/8406%20sep9.2012-%20Play%20P1.mp3

--http://f.cl.ly/items/2Q1k3L3w20401c3U1K1l/K8406%20Sep9.2012-%20Play%20P2.mp3-

-Thái Hà đã đòi tài sản thật khó khăn, người dân thì có ông Dương Trung Quốc đã đòi được, bây giờ tới các khúc ruột ngàn dặm yêu quí ?-
Đi Ti Sản

Ts. Nguyễn Đình Thắng- Thế Công Dân
Lực còn yếu thì cần dùng thế để thành công. Một triệu rưởi người Việt ở Hoa Kỳ số chưa đủ đông, tài chánh chưa đủ lớn và ảnh hưởng chính trị chưa đủ mạnh để áp lực chính phủ Hoa Kỳ thực sự quan tâm và hành động vì nhân quyền cho đồng bào của chúng ta ở trong nước. Khi đặt lên bàn cân chính sách, nhân quyền vẫn nhẹ hơn là mậu dịch, đối ngoại và những vấn đề chiến lược rộng lớn khác, vốn thay đổi theo mỗi đời tổng thống.

Dùng thế là biết đặt mình ở đúng vi trí vào đúng thời điểm để xoay chuyển chính sách mà bình thường ra đòi hỏi nhiều lực hơn là mình có. Ở đây tôi trình bày cách áp dụng nguyên tắc này để xoay chuyển chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam.
Nói chung, Hoa Kỳ có biện pháp chế tài áp dụng khác nhau dành cho ba thành phần quốc gia sau đây.
(1)    Các quốc gia khủng bố: Bóp nghẹt  và cô lập kinh tế bằng mọi cách.
(2)    Các quốc gia xâm phạm tài sản của công dân Hoa Kỳ: Trừng trị kinh tế cho đến khi chấp nhận hoàn trả hay bồi thường tài sản đã xâm phạm
(3)    Các quốc gia vi phạm nhân quyền: Uyển chuyển, khi thì chế tài mạnh mẽ như đối với Nam Phi, Miến Điện trước đây, khi thì lại vuốt ve, chiều đãi để chiêu dụ như là đối với nhiều quốc gia Trung Đông, Việt Nam ngày nay
Chính sách của Hoa Kỳ đối với thành phần thứ ba này đã sang một bước ngoặt lớn dưới Hành Pháp Clinton. Khi vừa đắc cử Tổng Thống Clinton tuyên bố tách lìa nhân quyền ra khỏi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Quyết định này đã đẩy lùi và trói tay phong trào đấu tranh cho nhân quyền quốc tế ở Hoa Kỳ. Theo chính sách này, Hoa Kỳ ngày càng nhích gần về ngoại giao, hợp tác quân sự, trao đổi mậu dịch, viện trợ phát triển cho nhiều quốc gia vi phạm nhân quyền trầm trọng, mà nổi bật nhất là Trung Quốc.
Một số vị dân biểu có lòng với nhân quyền tìm cách vá víu lỗ hổng khổng lồ này về chính sách của Hoa Kỳ về nhân quyền. Mãi đến năm 1998, tức 6 năm sau, DB Frank Wolf và TNS Sam Brownback mới thành công trong việc đưa ra luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, mà trong đó có biện pháp chế tài dành cho quốc gia nào bị đưa vào danh sách CPC (quốc gia cần quan tâm đặc biệt). Tuy nhiên phân loại quốc gia nào là CPC lại nằm toàn quyền trong tay Hành Pháp. Việc diễn giải và đánh giá tình hình vi phạm tự do tôn giáo ở một quốc gia được "du di" cho phù hợp với chính sách thay vì lẽ ra phải ngược lại. 
Đến năm 2000 DB Christopher Smith nối gót đưa ra thành công đạo luật Bảo Vệ Nạn Nhân Buôn Người, cũng có biện pháp chế tài đối với quốc gia nào bị xếp Hạng 3. Cũng vậy, việc xếp hạng cũng được du di cho phù hợp chính sách của Hoa Kỳ đối với quốc gia ấy thay vì phản ảnh thực tế.
Hai đạo luật trên là hai đạo luật nhân quyền độc nhất thoát qua được sự chống đối của Hành Pháp Clinton, với các biện pháp chế tài đã bị cắt giảm đi rất nhiều.
Trong tình cảnh ấy, khai thác các luật về nhân quyền là điều rất khó khăn vì Hành Pháp có rộng quyền diễn giải và phúc trình về tình trạng vi phạm nhân quyền ở một quốc gia, khi thì sát sao, khi lại rất rộng rãi. Điều này có thể giải thích tại sao mãi đến giờ này ĐS Hoa Kỳ ở Việt Nam mới đến thăm BS Nguyễn Đan Quế và Hoà Thượng Thích Quảng Độ, nghĩa là sau khi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã phổ biến bản phúc trình thường niên về  nhân quyền cũng như bản phúc trình thường niên về tự do tôn giáo, khi sự đã rồi. Lẽ ra phải gặp trước để hội ý nhằm giúp cho bản phúc trình được chính xác. Năm nay Việt Nam tiếp tục nằm ngoài danh sách CPC bất chấp sự leo thang đàn áp tôn giáo.
Trong rất nhiều năm, cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ đã cố gắng vận động Hành Pháp để áp dụng các biện pháp chế tài đối với Việt Nam. Khi mà Việt Nam vẫn còn nằm trong thành phần thứ ba kể trên thì việc này hoàn toàn tuỳ thuộc vào ý muốn của Hành Pháp.
Qua chiến dịch "Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản" chúng ta dùng thế công dân của ngày càng đông người Việt ở Hoa Kỳ để "lái" và đặt Việt Nam vào đún thành phần thứ hai, gồm số nhỏ các quốc gia đã tước đoạt tài sản của công dân Hoa Kỳ. Khi ấy luật pháp Hoa Kỳ rất rõ ràng, biện pháp chế tài rất mạnh mẽ, và Hành Pháp không rộng quyền diễn giải mà bắt buộc phải thi hành.
Vấn đề là chúng ta phải khéo gắn liền quyền lợi của mình, công dân Hoa Kỳ gốc Việt, với quyền lợi của đồng bào ở trong nước theo thế đòn bẩy. Lấy thế công dân của mình để che chắn cho dân không mất đất và dân tộc không mất lãnh thổ.


BPSOS, ngày 18 tháng 8, 2012

Ngày 17 tháng 8, 2012 BPSOS chính thức phát động chiến dịch "Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản" nhằm lấy lại tài sản cho các công dân Hoa Kỳ gốc Việt đã bị chính quyền Việt Nam tước đoạt sau ngày 30 tháng 4, 1975. Sự tước đoạt tài sản này có thể đã ảnh hưởng lên đến nửa triệu người Việt sau khi họ đã trở thành công dân Hoa Kỳ.


Gồm bốn giai đoạn và đã được chuẩn bị nhiều năm, chiến dịch này lấy tư thế công dân Hoa Kỳ, áp dụng luật pháp Hoa Kỳ và nhắm vào chính phủ Hoa Kỳ để đạt các mục tiêu cụ thể:
(1)   Hành Pháp Hoa Kỳ nhận trách nhiệm bảo vệ quyền lợi và tài sản của người Mỹ gốc Việt, thương lượng với chính quyền Việt Nam về hoàn trả hay bồi thường tài sản đã tước đoạt, và trong thời gian thương lượng ngưng mọi viện trợ cho Việt Nam và không ban thêm đặc quyền mậu dịch;
(2)   Quốc Hội Hoa Kỳ đôn đốc và kiểm soát việc thực thi trách nhiệm của Hành Pháp theo luật pháp hiện hành và sẽ ban hành, nhằm bảo đảm tối đa quyền lợi của công dân Hoa Kỳ gốc Việt;
(3)   Uỷ hội Liên Bang chuyên trách đòi tài sản sẽ điều hợp việc hoàn trả hay bồi thường tài sản, nhằm tránh cho những công dân bị xâm phạm tài sản phải đối phó với chính quyền Việt Nam hay phải chịu những phí tổn không cần thiết; và
(4)   Chính quyền Việt Nam phải hoãn mọi dự tính cưỡng chế đất để tránh xâm phạm thêm tài sản của công dân Hoa Kỳ.
Tài liệu dưới đây giải thích các điều khoản luật Hoa Kỳ làm căn bản cho chiến dịch, tóm tắt quá trình chính quyền Việt Nam tước đoạt tài sản của công dân Hoa Kỳ gốc Việt, phác hoạ kế hoạch và các giai đoạn chính của chiến dịch, và trình bày ý nghĩa của chiến dịch đối với nhân quyền của đồng bào trong nước. 


Căn Bản Luật Hoa Kỳ
Chiến dịch sẽ vận dụng 3 điều khoản luật Hoa Kỳ. (Dưới đây, chữ "công dân" được hiểu là bao gồm cả "công dân" và "công ty".)
·         Luật Giải Quyết Các Hồ Sơ Đòi Bồi Thường Tài Sản Quốc Tế (International Claims Settlement Act) năm 1949: Luật này thành lập Federal Claims Settlement Commission (FCSC), tức Uỷ Hội Liên Bang Giải Quyết Các Hồ Sơ Đòi Tài Sản, với chức năng giải quyết các hồ sơ của công dân Hoa Kỳ đòi bồi thường thiệt hại vì đã bị chính quyền ngoại quốc tước đoạt tài sản.

·         Luật Mậu Dịch (Trade Act) năm 1974 (điều 19 USC 2462(b)(2) của Bộ Luật Hoa Kỳ): Luật này ấn định rằng Tổng Thống không được ban cấp đặc quyền Generalized System of Preferences (GSP), tức Ưu Đãi Thuế Quan Tổng Quát, cho quốc gia nào đã tước đoạt tài sản của công dân Hoa Kỳ. Quốc gia với đặc quyền mậu dịch GSP sẽ được giảm hay miễn thuế nhập trên các mặt hàng xuất cảng sang thị trường Hoa Kỳ.

·         Luật Ngoại Viện năm 1961 được bổ sung bằng Tu Chính Án Hickenlooper năm 1964 (điều 22 USC 2370(e)): Tu chính án này ấn định rằng Tổng Thống Hoa Kỳ phải ngưng mọi ngoại viện cho quốc gia hay chính quyền nào đã tước đoạt tài sản của công dân Hoa Kỳ, rằng Uỷ Hội FCSC có thẩm quyền định giá tài sản với mục đích đòi bồi thường cho công dân Hoa Kỳ, và rằng không một toà án Hoa Kỳ nào được quyền từ chối xét xử đơn kiện của công dân Hoa Kỳ về tài sản đã bị tước đoạt bởi một chính quyền ngoại quốc. Luật Ngoại Viện còn đòi hỏi chính phủ Hoa Kỳ bỏ phiếu chống không để các định chế tài chính quốc tế cho chính quyền ấy vay tiền. Nói cách khác, Hành Pháp Hoa Kỳ phải "chế tài" quốc gia nào tước đoạt tài sản của công dân Hoa Kỳ.
Hành Pháp Hoa Kỳ đã không thi hành các luật trên đối với Việt Nam. Không những vậy Hành Pháp Obama có thể sẽ vi luật thêm nữa nếu ban cấp đặc quyền GSP cho Việt Nam, bất chấp sự thiệt hại đã và tiếp tục gây ra cho hàng trăm nghìn công dân Hoa Kỳ gốc Việt. Bộ phận đang thương thảo với Việt Nam về đặc quyền mậu dịch GSP là Phòng Đại Diện Mậu Dịch, trực thuộc Văn Phòng Tổng Thống. Theo một số nguồn tin đáng tin cậy, Hành Pháp Obama dự tính hoàn tất cuộc thương thảo này vào cuối năm nay.
Chính Quyền Việt Nam Tước Đoạt Tài Sản Của Công Dân Hoa Kỳ
Cuối tháng 4 năm 1975, 150 nghìn người Việt di tản được Hoa Kỳ vớt trên Biển Đông và nhận định cư. Đến cuối năm 1980 phần lớn trong số họ đã trở thành công dân Hoa Kỳ.
Từ năm 1975 đến 1988, cả triệu người vượt biên tìm tự do, phần lớn đến Hoa Kỳ định cư. Tính đến năm 1990, trên 250 nghìn người Việt đã nhập tịch Hoa Kỳ. Đến năm 2000 thì con số tăng lên trên nửa triệu.
Khi nhũng người di tản và tị nạn trốn chạy cộng sản và bỏ nước ra đi, đất và nhà của họ phần lớn để trống. Chính quyền cộng sản tiếp quản các đất và nhà vắng chủ ấy. Quyết định của Hội Đồng Chính Phủ 111/CP ngày 14/04/1977 ấn định: "Tất cả những nhà, đất và tài sản vắng chủ của người Việt Nam và ngoại kiều đều do Nhà nước trực tiếp quản lý." Quản lý có nghĩa là trông nom hộ trong thời gian người chủ vắng mặt và sẽ hoàn trả khi người chủ trở về.
Hiến pháp của Việt Nam ban hành ngày 18 tháng 12, 1980 quốc hữu hoá đất trên toàn lãnh thổ. Lúc ấy, có thể lên đến cả trăm nghìn người Việt đã là công dân Hoa Kỳ.
Năm 1987 luật đất được ban hành để thi hành điều khoản về đất đai trong Hiến Pháp 1980, nhưng không đả động gì đến đất và nhà vắng chủ của những người bỏ nước ra đi.
Luật đất năm 1993 quyết định không hoàn trả, nghĩa là quốc hữu hoá, đất vắng chủ do nhà nước đang quản lý, bao gồm đất của những người bỏ nước ra đi lánh nạn cộng sản. Quyết định này chắc chắn đã ảnh hưởng rất đông trong số trên 250 nghìn người Việt đã là công dân Hoa Kỳ vào thời điểm ấy.
Luật đất năm 2003 quyết định không hoàn trả, nghĩa là quốc hữu hoá, nhà vắng chủ đang được nhà nước quản lý. Quyết định này chắc chắn đã ảnh hưởng rất nhiều người trong số hơn nửa triệu công dân Hoa Kỳ gốc Việt vào thời điểm ấy. Nhiều người đã bị mất đất năm 1993 nay lại mất luôn căn nhà trên mảnh đất.
Cần lưu ý là các luật đất với các thời điểm kể trên áp dụng cho cả tài sản ở miền Bắc của các đồng bào di cư năm 1954.
Ngoài chính sách tước đoạt hàng loạt tài sản của công dân Hoa Kỳ vào hai thời điểm 1993 và 2003, nhà nước Việt Nam còn xâm phạm tài sản của công dân Hoa Kỳ một cách cá lẻ trong những năm gần đây. Luật đất của Việt Nam năm 2003 ấn định chính sách cưỡng chế đất. Do chính sách cưỡng chế này, tình trạng "dân oan" bị mất ruộng, mất đất ngày càng lan rộng và có thể sẽ đạt cao điểm vào cuối năm 2013, khi quyền sử dụng đất ruộng mãn hạn 20 năm theo ấn định bởi luật đất năm 1993. Trong số đất ruộng bị cưỡng chế có khi lẫn cả tài sản của công dân Hoa Kỳ đã tậu mãi hay kế thừa từ thân nhân. Đây là tình trạng đã xẩy ra ở Giáo Xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng năm 2010.
Ba Mũi Nhọn: Hành Pháp, Lập Pháp và Tư Pháp
Chiến dịch này nhắm trước hết vào Hành Pháp vì Tổng Thống Hoa Kỳ có trách nhiệm thi hành luật do Quốc Hội đã ban hành cũng như có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi và tài sản của công dân Hoa Kỳ. Một cách cụ thể, trong vấn đề tài sản của người Mỹ gốc Việt bị chính quyền Việt Nam tước đoạt, các cơ quan Hành Pháp sau đây có trách nhiệm hữu quan: Cố Vấn Pháp Luật (Legal Adviser) của Bộ Ngoại Giao, Phòng Đại Diện Mậu Dịch (US Trade Representative, viết tắt là USTR), Văn Phòng Tổng Thống, và Uỷ Hội Liên Bang Giải Quyết Các Hồ Sơ Đòi Tài Sản (Foreign Claims Settlement Commission, viết tắt là FCSC). 
·         Văn Phòng Cố Vấn Pháp Luật của Bộ Ngoại Giao có trách nhiệm lên tiếng cho công dân Hoa Kỳ bị quốc gia khác xâm phạm tài sản. Chức vụ trong Văn Phòng chuyên trách việc này là: Assistant Legal Adviser for International Claims and Investment Disputes.

·         Phòng Đại Diện Mậu Dịch, trực thuộc Văn Phòng Tổng Thống, có trách nhiệm liên quan vì họ đang ráo riết thương lượng với Việt Nam về quy chế GSP với ý định hoàn tất cuối năm nay. Theo luật, họ phải đặt vấn đề hoàn trả và bồi thường tài sản cho công dân Hoa Kỳ gốc Việt là điều kiện để Việt Nam được hưởng đặc quyền GSP.

·         Văn Phòng Tổng Thống phải thi hành Tu Chính Án Hickenlooper đối với quốc gia nào tước đoạt tài sản của công dân Hoa Kỳ. Việt Nam đã xâm phạm trầm trọng đến tài sản của rất nhiều công dân Hoa Kỳ gốc Việt. Và như vậy Tổng Thống Hoa Kỳ phải ngưng mọi khoản ngoại viện cho Việt Nam, ngăn chặn các định chế tài chính quốc tế không cho Việt Nam vay tiền cho đến khi chính phủ Việt Nam đồng ý hoàn trả và bồi thường thoả đáng cho mọi khổ chủ là công dân Hoa Kỳ gốc Việt.

·         Uỷ Hội Liên Bang Giải Quyết Các Hồ Sơ Đòi Tài Sản (FCSC) có trách nhiệm định giá tài sản để Bộ Ngoại Giao dùng trong thương lượng với quốc gia xâm phạm tài sản của công dân Hoa Kỳ và, khi cuộc thương lượng đã hoàn tất, để giải quyết bồi thường cho từng hồ sơ. Thành lập năm 1949, Uỷ Hội FCSC đã thực hiện trách nhiệm với công dân Mỹ có tài sản bị tước đoạt ở: Yugoslavia, Panama, Bulgaria, Hungary, Romania, Ý, Liên Xô, Tiệp, Slovakia, Ba Lan, Cuba, Tàu, Đông Đức, Ethiopia, Ai Cập, Peru, Việt Nam… Đối với Việt Nam thì FCSC đã can thiệp cho người Mỹ sinh sống hay buôn bán ở miền nam Việt Nam trong thời chiến và bị chính quyền cộng sản tước đoạt tài sản ngay sau ngày 30 tháng 4, 1975. Tổng số tiền mà chính quyền Việt Nam phải bồi thường là 203,504,248 Mỹ kim vào thời điểm 1986, và đó là một trong những điều kiện để thiết lập bang giao với Hoa Kỳ. Trên nguyên tắc không kỳ thị, FCSC cũng phải can thiệp và giải quyết các đòi hỏi hoàn trả hay bồi thường tài sản của công dân Hoa Kỳ gốc Việt.
Chúng ta sẽ đòi hỏi các cơ quan Hành Pháp kể trên thi hành luật hiện hành của Hoa Kỳ để bảo vệ quyền lợi của công dân Mỹ gốc Việt.
Song song với cuộc vận động Hành Pháp, chiến dịch cũng sẽ nhắm vào Lập Pháp và Tư Pháp.
Để bảo đảm rằng Hành Pháp thi hành luật quốc gia và thực thi trách nhiệm tối thượng là bảo vệ quyền lợi và tài sản của công dân Hoa Kỳ, trong đó có công dân Hoa Kỳ gốc Việt, chúng ta kêu gọi Quốc Hội Hoa Kỳ đôn đốc và theo dõi hành động của Hành Pháp. Nếu cần thiết, chúng ta sẽ vận động Quốc Hội thông qua đạo luật ấn định chính sách và điều kiện cụ thể để hướng dẫn Hành Pháp trong tiến trình điều đình với Việt Nam, nhằm tránh tình trạng Hành Pháp có thái độ nhân nhượng cho quốc gia vi phạm thay vì hết lòng bảo vệ quyền lợi của công dân Hoa Kỳ. Năm 1996 Quốc Hội ban hành một đạo luật như vậy đối với người Mỹ gốc Cuba, được mệnh danh là Luật LIBERTAD.
Chúng ta cũng sẽ nghiên cứu và chuẩn bị để, nếu cần thiết, vận dụng con đường Tư Pháp qua các vụ kiện tố quyền tập thể (class action) về thiệt hại và có thể cả về kỳ thị.
Bốn Giai Đoạn Của Chiến Dịch
(1)   Giai Đoạn 1: Cảnh Báo Hành Pháp
Mục tiêu của giai đoạn này là cảnh báo Hành Pháp trong trường hợp Tổng Thống Obama có ý định ban cấp đặc quyền GSP cho Việt Nam vào cuối năm nay. Chúng ta sẽ dùng các phương pháp vận động quần chúng và hậu trường để chính thức đặt vấn đề với Toà Bạch Ốc, Bộ Ngoại Giao, và Phòng Đại Diện Mậu Dịch. Như vậy, họ sẽ không thể nói là không biết.
Giai đoạn này sẽ kéo dài đến cuối năm 2012.
(2)   Giai Đoạn 2: Vận Động Hành Pháp và Lập Pháp
Giai đoạn này sẽ bắt đầu vào đầu năm 2013, trùng với nhiệm kỳ mới của cả Tổng Thống lẫn Quốc Hội.
Cuộc vận động Hành Pháp sẽ bắt đầu bằng những buổi họp với các cơ quan hữu trách nhằm thảo luận vấn đề và hình thành chính sách chung. Khi Hành Pháp nhận trách nhiệm bảo vệ tài sản cho công dân Hoa Kỳ gốc Việt, chúng ta sẽ thúc đẩy, góp ý và theo dõi tiến trình họ nêu vấn đề với Việt Nam về hoàn trả hay bồi thường tài sản đã tước đoạt của công dân Hoa Kỳ.
Đồng thời chúng ta cũng sẽ vận động Hành Pháp yêu cầu Việt Nam hoãn mọi ý định cưỡng chế đất đai, để tránh xâm phạm thêm nữa tài sản của công dân Hoa Kỳ.
Để yểm trợ cho cuộc vận động Hành Pháp, BPSOS sẽ phối hợp với các cộng đồng Việt ở toàn quốc để tổ chức phái đoàn tiếp xúc với các dân biểu và thượng nghị sĩ ở từng địa phương, yêu cầu họ nhân danh quyền lợi của cử tri để nhắc nhở, đôn đốc, và đặt vấn đề với Hành Pháp. Các buổi tiếp xúc này sẽ chuẩn bị cho cuộc vận động rộng lớn ở Quốc Hội vào giữa năm 2013.
Trong trường hợp Hành Pháp vẫn không nhận lãnh trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cho công dân Hoa Kỳ gốc Việt thì chúng ta sẽ phải vận động Quốc Hội ban hành luật mà Hành Pháp bắt buộc phải thi hành. Thời gian vận động luật có thể sẽ kéo dài từ 2 đến 4 năm tuỳ theo tình hình lúc bấy giờ.
Đây cũng là thời gian để chuẩn bị các vụ kiện.
(3)   Giai Đoạn 3: Theo Dõi Tiến Trình Hoa Kỳ Thương Lượng Với Việt Nam
Giai đoạn 3 bắt đầu khi Hành Pháp chính thức nhận trách nhiệm bảo vệ tài sản của công dân Hoa Kỳ gốc Việt và thương lượng với Việt Nam về điều kiện, tiêu chuẩn, thể thức, tiến trình và mức hoàn trả hay bồi thường tài sản. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ là cơ quan thực hiện cuộc thương lượng, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Uỷ Hội FCSC.
Trong suốt giai đoạn này chúng tôi sẽ theo dõi diễn tiến và nội dung thương lượng để góp ý với chính phủ Hoa Kỳ nhằm bảo vệ quyền lợi tối đa cho công dân Hoa Kỳ gốc Việt. BPSOS sẽ cùng với một số tổ chức chuyên môn, kể cả văn phòng luật, nghiên cứu cách giải quyết các trường hợp khúc mắc chiếu theo các hồ sơ tiền lệ đã được Uỷ Hội FCSC giải quyết trong suốt hơn 60 năm qua. Chúng tôi có thể sẽ phải cử một toán chuyên môn gồm các luật sư và các chuyên gia tài chánh tham gia một số cuộc họp giữa hai chính quyền.
Giai đoạn 3 này ước lượng sẽ kéo dài từ một đến hai năm.
(4)   Giai Đoạn 4: Theo Dõi Việc Hoàn Trả Hay Bồi Thường Tài Sản
Trong ba giai đoạn đầu chúng ta cùng nhau tranh đấu cho chính sách chung của chính phủ Hoa Kỳ về đòi tài sản đã bị chính phủ Việt Nam tước đoạt, cũng như cho sự hình thành những thể thức chung để giải quyết các hồ sơ đòi tài sản. Khi đã có các chính sách và thể thức chung, thì từng hồ sơ riêng mới bắt đầu được giải quyết. Uỷ Hội FCSC là cơ quan thẩm quyền trong việc giải quyết từng hồ sơ, và sẽ huy động sự hỗ trợ của Bộ Ngoại Giao khi gặp vướng mắc với chính quyền Việt Nam.
Điều cần lưu ý là khi chưa có chính sách chung hay thể thức chung thì tuyệt nhiên không có vấn đề giải quyết trường hợp cá nhân. Chúng tôi cẩn trọng mọi đồng hương ở Hoa Kỳ về điểm này: không nghe bất cứ lời hứa hẹn nào về giải quyết trường hợp cá nhân để tránh tốn công, tốn của vô ích.  
Khía Cạnh Dân Oan
Song song với việc đòi lại tài sản đã bị tước đoạt, chúng ta còn đòi hỏi chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam ngưng mọi ý định cưỡng chế đất, từ Bắc vào Nam, để có thời gian xác định rằng tuyệt nhiên không mẩu đất nào trong khu bị cưỡng chế là tài sản của công dân Hoa Kỳ. Bằng không thì có nghĩa là Việt Nam tiếp tục tước đoạt thêm tài sản của công dân Hoa Kỳ. Đòi hỏi này đã được ứng dụng trong chiến dịch "Cứu Cồn Dầu" trong hơn hai năm qua.
Nếu vận động hiệu quả, chúng ta có thể hoãn lại tình trạng cưỡng chế đất e rằng sẽ lan rộng cuối năm 2013.
Cần Cả Cộng Đồng Nhập Cuộc
Trên đây là bản phác hoạ kế hoạch rộng lớn và lâu dài gồm bốn giai đoạn. Kế hoạch này lấy thế công dân và luật pháp Hoa Kỳ để vận động chính phủ Hoa Kỳ đặt vấn đề với chính phủ Việt Nam về hoàn trả và bồi thường tài sản của công dân Hoa Kỳ gốc Việt.
Trong ba giai đoạn đầu, chúng ta chung sức để đấu tranh cho chính sách chung và thể thức chung của chính phủ Hoa Kỳ. Được vậy rồi thì các hồ sơ đòi tài sản mới được chính phủ Hoa Kỳ giải quyết riêng -- đây sẽ là giai đoạn 4, cũng là giai đoạn chót, trong kế hoạch.
Mỗi giai đoạn sẽ cung ứng nhiều cơ hội để cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ cùng nhau trau luyện khả năng phối hợp vận động, củng cố tổ chức ở từng địa phương và trên bình diện toàn quốc, cũng như tăng thế, lực, và tiếng nói ảnh hưởng trong chính trường Hoa Kỳ để bảo vệ quyền lợi của chính mình và yểm trợ cho đồng bào ở trong nước. 
Cùng với những cơ hội sẽ là những thử thách dọc suốt hành trình. Sẽ có những yếu tố không lường trước, khi thuận lợi, khi bất lợi cho việc thực hiện kế hoạch. Trong mỗi giai đoạn, chúng tôi sẽ cần sự hợp tác và yểm trợ về nhân tài vật lực cách khác nhau của những người cùng chí hướng để cùng đạt thành tựu cuối cùng. Trong bước khởi đầu, chúng tôi đã nhận được sự hợp tác quý báu của một số tổ chức truyền thông, văn phòng luật, tổ chức vận động chính trị, và tổ chức quần chúng.
Trong từng giai đoạn của chiến dịch chúng tôi sẽ có những hướng dẫn và thông báo thường xuyên qua các bài viết, các buổi hội luận trên đài phát thanh và truyền hình, và các buổi tiếp xúc trực tiếp với đồng hương.
Chúng tôi khuyến khích và sẵn sàng hỗ trợ đồng hương ở các quốc gia tự do khác mở ra các chiến dịch tương tự ở khắp thế giới.
Các thông tin, tài liệu liên quan đến chiến dịch này có thể truy cập tại trang mạng www.bpsos.org và trang blog doitaisan.wordpress.com.
Mọi thắc mắc về chiến dịch, xin liên lạc BPSOS: taisan@bpsos.org
Mọi thắc mắc về pháp luật, xin liên lạc Văn Phòng Luật Cao Quang Ánh: nnguyen@caolawfirm.com

Bài liên quan:
Báo Động: Sang Năm, Hàng Triệu Dân Mất Đất?:-http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2483

BPSOS Phát Động Chiến Dịch "Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản":
Thông Cáo Báo Chí
Ngày 17 tháng 8, 2012
Hôm nay BPSOS phát động chiến dịch "Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản" nhằm lấy lại tài sản cho các công dân Hoa Kỳ gốc Việt đã bị chính quyền Việt Nam tước đoạt sau ngày 30 tháng 4, 1975. Sự tước đoạt tài sản này có thể đã ảnh hưởng đến nửa triệu người Việt sau khi họ đã trở thành công dân Hoa Kỳ.
 Chiến dịch, gồm bốn giai đoạn và đã được nghiên cứu và chuẩn bị nhiều năm, lấy tư thế công dân Hoa Kỳ, áp dụng luật pháp Hoa Kỳ và nhắm vào chính phủ Hoa Kỳ để đạt các mục tiêu cụ thể:

(1)   Hành Pháp Hoa Kỳ nhận trách nhiệm bảo vệ quyền lợi và tài sản của người Mỹ gốc Việt, thương lượng với chính quyền Việt Nam về hoàn trả hay bồi thường tài sản đã tước đoạt, và trong thời gian thương lượng ngưng mọi viện trợ cho Việt Nam và không ban thêm đặc quyền mậu dịch;
(2)   Quốc Hội Hoa Kỳ đôn đốc và kiểm soát việc thực thi trách nhiệm của Hành Pháp theo luật pháp hiện hành và sẽ ban hành nhằm bảo đảm tối đa quyền lợi của công dân Hoa Kỳ gốc Việt;
(3)   Uỷ hội Liên Bang chuyên trách đòi tài sản sẽ điều hợp việc hoàn trả hay bồi thường tài sản, nhằm tránh cho những công dân bị xâm phạm tài sản phải đối phó với chính quyền Việt Nam hay phải chịu những phí tổn không cần thiết; và

(4)   Chính quyền Việt Nam phải hoãn mọi dự tính cưỡng chế đất để tránh xâm phạm thêm tài sản của công dân Hoa Kỳ.


Luật hiện hành của Hoa Kỳ không cho phép Hành Pháp viện trợ cho quốc gia nào đã tước đoạt tài sản của công dân Hoa Kỳ và cũng không cho phép Tổng Thống ban cấp đặc quyền mậu dịch cho quốc gia ấy. Theo các nguồn tin đáng tin cậy, Tổng Thống Obama có thể sẽ ban cấp đặc quyền mậu dịch Ưu Đãi Thuế Quan Tổng Quát (gọi tắt là GSP) cho Việt Nam vào cuối năm nay; nếu vậy, hành động này vừa vi luật vừa xem thường quyền lợi của công dân Hoa Kỳ gốc Việt.
Chiến dịch "Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản" là một công cuộc tranh đấu rộng lớn và lâu dài cho quyền lợi của các công dân Hoa Kỳ gốc Việt và cho cả dân tộc Việt Nam trước đại nạn nông dân mất đất, quốc gia mất lãnh thổ. Chắc chắn sẽ có lắm thử thách. Trong mỗi giai đoạn, chúng tôi sẽ kêu gọi sự hợp tác và yểm trợ về nhân tài vật lực cách khác nhau của những người cùng chí hướng để cùng đạt thành tựu cuối cùng.
Cùng hợp tác trong chiến dịch này có Văn Phòng Luật Cao Quang Ánh, Đài Phát Thanh Tiếng Nói Việt Nam Hải Ngoại, nhiều tổ chức quần chúng và cơ quan truyền thông địa phương, và mạng lưới các chuyên gia và lãnh đạo trẻ.
Sự tiếp tay cần thiết và quý báu của đồng hương bằng cách tham gia chiến dịch cũng như kêu gọi mọi người Việt ở Hoa Kỳ nhập cuộc sẽ đẩy mạnh chiến dịch sớm đến thành công. 
Chúng tôi sẵn sàng phối hợp với đồng hương ở các quốc gia khác để mở ra các chiến dịch tương tự.

Thông tin chi tiết về chiến dịch sẽ được phổ biến trong những ngày tới và có thể truy cập tại: doitaisan.wordpress.comwww.bpsos.org
-BPSOS Phát Động Chiến Dịch "Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét